Wanbi Tuấn Anh được gọi rõ là Nguyễn Tuấn Anh, Nathan Lee thành Trúc Lân (như tên thật), điều này khiến khán giả ít nhiều ngạc nhiên khi theo dõi chương trình Album vàng (HTV7) tuần qua.

 

                     

                   Nathan Lee bỗng dưng được gọi bằng tên khác

Theo thông tin từ người phụ trách truyền thông của đơn vị tổ chức (Công ty Cát Tiên Sa), đó là quy định mới của ban tổ chức, cụ thể: nghệ danh của ca sĩ tham gia chương trình phải được xưng rõ bằng tiếng Việt. Còn Nathan Lee, ca sĩ biểu diễn trong chương trình Album vàng hôm đó, chia sẻ: “Lee cũng chưa hiểu vấn đề như thế nào, nên hôm đọc tên mình như vậy, mình hơi ngạc nhiên. Vì Nathan Lee là nghệ danh đã gắn với Lee bấy lâu nay. Lee sống ở nước ngoài từ nhỏ, khi về VN, Lee vẫn dùng nghệ danh đó mấy năm nay để hoạt động nghệ thuật”. Tuy nhiên anh khẳng định: “Khi tham gia chương trình nào, mình phải chấp nhận yêu cầu của ban tổ chức. Còn lại, mình vẫn là Nathan Lee”.

Thật ra, lâu nay, đã có không ít những phản ánh, ý kiến trái chiều của khán giả về việc nghệ sĩ ta chuộng tên nước ngoài, hoặc thích gây sốc bằng những nghệ danh nửa Tây nửa ta, hay đặt tên album bằng tiếng Anh (dù nội dung đa số tiếng Việt hoặc hoàn toàn tiếng Việt). Chuyện chẳng có gì đáng ầm ĩ (bởi nghệ danh thuộc về quyền của mỗi cá nhân), nếu những nghệ danh mà ca sĩ chọn đặt cho mình khi đọc lên nghe hợp lý, thuận tai và chấp nhận được. Đằng này, nhiều nghệ sĩ là người Việt 100%, nhưng nghe tên gọi thì cứ tưởng ở nơi nào xa lắm, chẳng hạn như Chan Than San, Wanbo hay Baby J.

Song phản ảnh, lên án là một chuyện, còn nghệ sĩ có tiếp thu, rút kinh nghiệm hay không lại là chuyện khác, bởi chưa có văn bản luật nào cấm cả. Thế nên, có lẽ cùng với xu hướng hội nhập (như nhiều nghệ sĩ giải thích khi đề cập chuyện nghệ danh, đặt tựa album hoặc hát ca khúc có tiếng nước ngoài), ngày càng nhiều cái tên ca sĩ phối hợp giữa ta và Tây xuất hiện (và lý giải như thế mới sành điệu, hợp thời): Brother A Tuấn Anh, Akira Phan, Takej Minh Huy… Không chỉ vậy, cả các diễn viên trẻ cũng không cưỡng lại được mốt đặt nghệ danh “song ngữ hợp bích” này: Tùng Min, Hạnh Sino, Cường Seven, Huyền Baby… Dù ai cũng có lý do riêng khi đặt tên để bước vào giới giải trí, nhưng chính vì những nghệ danh nghe cứ “nửa nạc nửa mỡ” không giống ai như thế mới dẫn đến những làn sóng phản đối trên các diễn đàn âm nhạc, rằng nghệ sĩ ta chuộng Tây bỏ ta, lai căng…

Cấm cũng phải có luật

Việc một số ca sĩ có nghệ danh bằng tiếng nước ngoài bỗng dưng bị gọi tên thật trên truyền hình cả nước khi tham gia Album vàng như đã đề cập ở trên đã khiến các nghệ sĩ, nhất là những ai lấy nghệ danh tương tự, xôn xao lẫn “nhìn lại, chỉnh sửa”. Một ca sĩ, xin được không nêu tên, tỏ vẻ bức xúc: “Chuyện nghệ danh, hay đặt tên album, ca khúc có tiếng nước ngoài, đối với một số ca sĩ còn là bước đệm để họ tiếp cận thế giới. Miễn những cái tên ấy, nội dung ấy không vi phạm thuần phong mỹ tục nước mình. Còn nếu đã cấm thì phải cấm ngay từ đầu, hoặc có luật rõ ràng, chứ không thể tự nhiên muốn đổi là đổi được”. Ca sĩ Noo Phước Thịnh bộc bạch: “Noo là tên thân mật ở nhà, giai đoạn đầu đi hát mình ghép vào tên thật nghe cho lạ, nhưng tương lai mình cũng muốn nghệ danh được gọi bằng tên chính thức. Nếu hiện nay đã có quy định về điều này thì chắc sẽ đổi lại thành Phước Thịnh thôi”.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, những thông tin và việc cấm hay hạn chế tối đa (hoặc đổi thành tên thật như trong chương trình Album vàng) đều chưa được cụ thể hóa trên văn bản nào, mà có thể đó chỉ là những nhắc nhở được truyền miệng. Bởi vậy, đa số các ca sĩ đều cho rằng: nếu chỉ đổi - dùng tên thật của mình trong một chương trình như vậy thì cũng chẳng sao, dù trong lòng (tất nhiên) không thấy phục.

“Bộ luật Dân sự quy định: bí danh, nghệ danh hay bút danh mà không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người khác thì không ai hay tổ chức nào được thay đổi. Trường hợp một đơn vị tổ chức ca nhạc  không ghi nghệ danh của ca sĩ bằng tiếng nước ngoài là do quy định riêng của đơn vị đó  với ca sĩ đó, còn về luật thì đơn vị tổ chức đó không được phép tự tiện thay đổi nghệ danh nếu không có sự đồng ý của ca sĩ” - Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng văn phòng Luật sư Hậu và cộng sự (TP.HCM)

Đ.T (ghi)

 

                                                                               Theo ThanhNien

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục