Phụ nữ thị trấn Hàng Trạm ( Yên Thủy) cùng nhau trao đổi kiến thức qua sách, báo.

Phụ nữ thị trấn Hàng Trạm ( Yên Thủy) cùng nhau trao đổi kiến thức qua sách, báo.

(HBĐT) - Theo nhịp sống của thời đại, văn hóa nghe, nhìn đang có phần lấn lướt văn hóa đọc. Xác định khơi nguồn lại văn hóa đọc là điều cần thiết nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết cho phụ nữ, đặc biệt là chị em hội viên ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, Hội LHPN tỉnh đã hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể tới xây dựng tủ sách phụ nữ ở cơ sở và đã đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

 

Đầu năm 2010, Hội LHPN tỉnh có văn bản hướng dẫn xây dựng tủ sách phụ nữ gửi cơ sở. Trong đó, phần mục đích, yêu cầu nêu cụ thể: phấn đấu đến năm 2011, mỗi cơ sở hội có 1 tủ sách hoặc 1 ô, 1 ngăn sách của Hội nằm trong tủ sách chung của xã, phường, thị trấn. Việc xây dựng tủ sách là nhằm tạo thói quen và từng bước hình thành nhu cầu đọc sách trong cán bộ, hội viên phụ nữ. Bởi vậy, việc sử dụng tủ sách cần đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả và phù hợp với địa bàn, đối tượng cán bộ, hội viên. Hội phụ nữ các huyện, thành phố được chỉ đạo xã hội hóa xây dựng tủ sách phụ nữ thông qua các hoạt động như: tham mưu, xin hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương, khai thác nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án đang triển khai, thực hiện trên địa bàn, vận động các doanh nghiệp tài trợ hỗ trợ... Một mặt, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Hội chủ chốt tại cơ sở về tuyên truyền, vận động hội viên đọc sách, cách quản lý và vận hành tủ sách cơ sở. Vận động hội viên hưởng ứng phong trào "mỗi người góp 1 quyển sách để đọc được nhiều quyển" và "Phụ nữ tích cực đọc sách để làm giàu cho mình". Đồng thời, đưa nội dung xây dựng tủ sách, phong trào đọc sách vào tiêu chí thi đua - khen thưởng hàng năm. Kịp thời phát hiện, biểu dương những cơ sở hội có thành tích tốt trong xây dựng tủ sách và những cán bộ, hội viên tiêu biểu trong phong trào đọc sách, áp dụng những kiến thức đã đọc vào cuộc sống.

 

Hội phụ nữ cấp cơ sở, nơi nào đã có tủ sách chú ý tới tập hợp số đầu sách, tài liệu có từ các nguồn để làm phong phú thêm tủ sách. Những cơ sở chưa có điều kiện xây dựng tủ sách riêng tạo 1 ngăn sách, ô sách của Hội trong tủ sách chung của địa phương. Xây dựng ý thức sưu tầm, lưu giữ, bảo quản sắp xếp sách, báo, tài liệu khoa học . Mở sổ theo dõi mượn, trả sách, báo, tài liệu trong đội ngũ cán bộ hội. Chọn các tin, bài phù hợp trong sách, báo để đọc trong các buổi sinh hoạt, tạo không khí sôi nổi.

 

Qua 1 năm triển khai, thực hiện, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 564 tủ sách, trong đó, nhiều cơ sở có tủ sách riêng, một số cơ sở vì điều kiện kinh phí hạn hẹp chưa trang bị được tủ sách nên trưng bày chung cùng với các ngành, đoàn thể trong xã.

 

Nhờ có sự hỗ trợ của dự án CARE quốc tế tại Việt Nam, Hội Phụ nữ Lạc Sơn đã xây dựng được 64 tủ sách phụ nữ phong phú về chủng loại sách, báo, tạp chí ở các xã Xuất Hóa, Nhân Nghĩa, Vũ Lâm. Chị Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lạc Sơn cho biết: Từ khi xây dựng được tủ sách, đã 2 năm nay, chị em phụ nữ tham gia sinh hoạt trong các CLB pháp luật và đời sống, ở các xã này đã hình thành thói quen đọc sách. Cùng nhau đọc sách, báo trong mỗi buổi sinh hoạt Hội, CLB hàng tháng, hàng quý, chị em còn mạnh dạn đến mượn sách về nhà để đọc. Những loại sách được chị em quan tâm gồm sách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, các tài liệu như Luật Đất đai, Luật Hôn nhân, gia đình, Luật Bảo vệ bà mẹ trẻ em. Đọc sách, giúp chị em nâng cao kiến thức, kỹ năng hiểu biết để phục vụ cho bản thân và gia đình. Đồng thời, có sự phản biện cần thiết đối với cộng đồng, xã hội  để phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực.

 

Là người trực tiếp tham gia chỉ đạo cơ sở thức hiện, chị Bùi Thị Dung, Phó Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh chia sẻ: cùng với thực hiện đề án cấp báo miễn phí cho Hội phụ nữ các xã đặc biệt khó khăn, chương trình xây dựng tủ sách phụ nữ ở cơ sở đã, đang góp phần khơi nguồn lại văn hóa đọc cho chị em phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa để góp phần nâng cao kiến thức, năng lực về mọi mặt cho chị em phụ nữ ở tỉnh ta- một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều nghiêng hẳn về phía những người phụ nữ.

 

                                                                                  Thúy Hằng

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục