Các cựu TNXP về thăm lại chốn xưa - cảnh trong phim “Thời trẻ trung sôi nổi”.

Các cựu TNXP về thăm lại chốn xưa - cảnh trong phim “Thời trẻ trung sôi nổi”.

Năm 2011 được chọn là Năm Thanh niên vì đây là năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và tuổi trẻ Việt Nam. Nhiều hoạt động thiết thực đã được Trung ương Đoàn triển khai để Năm Thanh niên thực sự có ý nghĩa.

Theo thông tin từ Hãng phim Giải Phóng, bộ phim tài liệu “Thời trẻ trung sôi nổi” do hãng thực hiện theo đơn đặt hàng của Cục Điện ảnh đang được xem xét để trở thành bộ phim của Năm Thanh niên. “Thời trẻ trung sôi nổi” (kịch bản Lê Quý Phúc, đạo diễn Đỗ Tín) kể về một thời gian khó nhưng hào hùng của một thế hệ thanh niên TPHCM, những chiến sĩ thanh niên xung phong (TNXP) trong những năm đầu đất nước thống nhất.

Các cựu TNXP về thăm lại chốn xưa - cảnh trong phim “Thời trẻ trung sôi nổi”.

Làm phim về TNXP không mới, nhiều bộ phim về TNXP đã được thực hiện từ thể loại phim truyện, phim ca nhạc đến phim tài liệu và hầu hết các phim đều để lại ấn tượng trong lòng khán giả bởi vốn dĩ cuộc sống hào hùng của những gương mặt trẻ trung ấy vẫn luôn tồn tại trong ký ức của mọi người dân. Đó cũng chính là một thách thức đối với ê kíp làm phim “Thời trẻ trung sôi nổi”.

Đạo diễn Đỗ Tín cho biết: “Làm phim về TNXP khá khô khan nhưng chúng tôi đã cố gắng để bộ phim đạt được sự lãng mạn, trẻ trung, sôi nổi, với những nụ cười và cả những giọt nước mắt…”. Hàng chục thước phim tư liệu đã được sử dụng, mang lại cho bộ phim những minh chứng chân thực, hào hùng. Đoàn phim cũng đã hợp tác với nhiều cựu TNXP, chính là những nhân chứng sống động của thời kỳ ấy.

Nhắc lại kỷ niệm xưa, ai cũng rưng rưng xúc động và tự hào. Những tâm sự mộc mạc, giản dị khi kể lại lý do của cái tuổi mười tám, đôi mươi vừa rời ghế nhà trường nhưng chấp nhận dấn thân đến những vùng đất hoang vu, vùng rừng heo hút để khai hoang, để hồi sinh và thắp sáng cuộc sống khiến người xem xúc động.

Cựu TNXP bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy kể: “Vừa rời ghế nhà trường, chưa lao động quen, đi TNXP phải làm đủ thứ việc, cực khổ quá muốn bỏ về thành phố nhưng nhờ sinh hoạt tập thể, chi đoàn mà say mê lúc nào không hay”; nhà thơ Đỗ Trung Quân ban đầu ra đi chỉ vì lý do tránh cho gia đình đông con một gánh nặng, nhưng cựu TNXP ấy giờ đây tràn đầy niềm tin vào thế hệ trẻ “đừng coi thường thanh niên, họ có thể ăn chơi nhưng khi đất nước cần, họ sẵn sàng đứng lên”…

Ông Nguyễn Văn Ru, nguyên quân báo Quân khu Sài Gòn - Gia Định, nhớ lại: “Công việc đào kênh vất vả, sức các em rất là khủng khiếp, giữa cái nóng 11 - 12 giờ trưa nhiều em bị xỉu nhưng lúc nào tôi cũng nghe lời ca tiếng hát…”.

Đào kênh, đắp đập ở An Biên, Kiên Giang, lao động tại các nông trường Phạm Văn Hai, nông trường mía Nhị Xuân, nông trường cao su Phạm Văn Cội, nông trường Đỗ Hòa, xây dựng tuyến đường bộ Nhà Bè – Duyên Hải, nông trường cà phê Đakmin, cao su Đak R’lap… bàn chân của TNXP in dấu ở khắp nơi, họ đã góp phần xây dựng kinh tế thời hậu chiến. Không chỉ có thế, ngay khi đất nước xảy ra chiến tranh, hàng ngàn TNXP đã tình nguyện lên tuyến đầu, nhiều người đã dùng máu để viết huyết tâm thư mong được ra mặt trận.

Chỉ gói gọn trong chưa đầy 30 phút, các nhà làm phim khó kể hết những gì TNXP TPHCM đã làm được. Chắt chiu hình ảnh, chọn lọc những chi tiết thật cần thiết nhưng vẫn đảm bảo những hình ảnh, câu chuyện được chọn phải lắng đọng để lay động người xem, đó là tâm huyết của người làm phim.

Chẳng thế mà người xem bắt gặp cái bối rối của cặp vợ chồng nhạc sĩ Lê Văn Lộc khi kể lại chuyện hẹn hò của mình thời TNXP; hay tiếng khóc nức nở của những cựu TNXP ngày nào khi thăm lại bạn bè đã nằm xuống vì Tổ quốc, những gương mặt trên bia mộ mãi mãi trẻ trung như lứa tuổi mà họ hy sinh, trong khi đồng đội cũ hầu hết tóc đã hoa râm. Không chỉ là tấm gương của tuổi trẻ hôm nay mà họ đã thực sự viết lên bài ca của thế hệ mình!  

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục