Trẻ em Việt Nam (VN) lâu nay vẫn chỉ biết đến những tác phẩm truyện tranh chuyển ngữ từ nước ngoài như Doremon, Bảy viên ngọc rồng, Thám tử Conan hay một số truyện dân gian, cổ tích. Tuy nhiên gần đây, trên thị trường xuất hiện những bộ truyện tranh được chuyển thể từ các tác phẩm văn học VN khá nổi tiếng. Vấn đề này đã làm nảy sinh nhiều cách nhìn nhận và những ý kiến trái chiều.

Cả văn học đương đại lẫn hiện thực đều thành truyện tranh

Đó là những gì khá mới mẻ mà độc giả trẻ được đón nhận trong thời gian gần đây. Đầu tiên là một loạt các tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi mới lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như Bồ câu không đưa thư, Nữ sinh, Bong bóng lên trời của NXB Trẻ được Công ty Art Sign chuyển thể. Những câu chuyện ngộ nghĩnh, những nhân vật dễ thương của nhà văn ăn khách số một Việt Nam này sau khi được các họa sĩ của Art Sign tái hiện lại bằng tranh đã gây được sự chú ý, được nhiều độc giả đón nhận. Từ thành công đó, đơn vị này tiếp tục thực hiện dự án truyện tranh hóa tác phẩm đương đại với các tập truyện khác của Nguyễn Nhật Ánh, đồng thời mở rộng đề tài sang bộ truyện Ngũ quái Sài Gòn, Hiệp sĩ Z-Men của nhà văn Bùi Chí Vinh.

Trong khi Art Sign truyện tranh hóa các tác phẩm văn học đương đại thì Công ty Truyền thông, giáo dục và giải trí Phan Thị - đơn vị nổi tiếng sau bộ truyện tranh lịch sử Thần đồng đất Việt lại chọn các danh tác văn học nổi tiếng làm đề tài. Cho đến nay, Phan Thị đã lần lượt cho ra mắt bốn truyện tranh: Chí Phèo (nguyên tác của nhà văn Nam Cao, ấn bản đầu tiên, được xuất bản tháng 6/2010), Tắt đèn 1, Tắt đèn 2 (Ngô Tất Tố), Giông tố (Vũ Trọng Phụng). Bà Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty Phan Thị cho biết kế hoạch dài hơi của mình là sẽ thực hiện cuốn chiếu các danh tác văn học Việt Nam sau khi thương thảo được bản quyền với các tác giả.

Bước đầu, những tác phẩm văn học truyện tranh hóa này được bạn đọc nhỏ tuổi và cả người lớn đón nhận một cách khá nồng nhiệt. Nhiều người đồng tình ủng hộ, cho rằng đó là một hướng đi khá táo bạo và mới mẻ của các công ty xuất bản nhằm làm phong phú hơn thị trường truyện tranh VN, đồng thời giúp giới trẻ dễ tiếp cận hơn với những tác phẩm văn học, từ đó vực dậy niềm đam mê văn học ở thanh thiếu niên.

Những ý kiến trái chiều

Có thể nói, với một thị trường mà đa số là truyện tranh “vay mượn” của nước ngoài, trong đó có không ít truyện vô bổ, thiếu tính giáo dục thì sự ra đời của dòng truyện tranh chuyển thể từ tác phẩm văn học là một nỗ lực đáng khích lệ của những người có tâm huyết. Tuy nhiên, có lẽ do mới thực hiện, những tác phẩm này đã không tránh được việc để lại khá nhiều “hạt sạn”.

 Bìa tác phẩm truyện tranh Tắt đèn.

Trên các diễn đàn truyện tranh, nhiều bạn đọc phàn nàn về sự “manga hóa quá mức” của các tập truyện này. Họ cho rằng nếu chỉ nhìn vào hình vẽ mà không đọc chữ sẽ thấy truyện tranh danh tác của ta không khác gì truyện tranh Nhật Bản. Chi tiết vẽ và ngoại hình nhân vật không thuần Việt cho lắm, càng không giống với những gì mà tác phẩm nguyên gốc miêu tả. Một em học sinh lớp 9 trường Trần Phú viết: “Chị Dậu gì mà trẻ măng, mắt to, tròn, long lanh, mặt đẹp như các cô nữ sinh trong truyện Nhật. Chí Phèo thì na ná giống vai hung thần hay tướng cướp”. Còn các bậc phụ huynh thì e ngại với cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện khi những câu chửi tục và bậy bạ ở nông thôn VN xưa được “ứng dụng” khá rộng rãi khi chuyển thể thành truyện tranh như “cha tiên sư bố mày”, “ông chửi ba đời nhà mày”…

Đó là chưa kể rất nhiều chi tiết văn học đắt giá trong nguyên tác đã bị cắt gọt cho ngắn gọn, phù hợp với truyện tranh khiến cho giá trị của tác phẩm bị hạ thấp đi rất nhiều. Độc giả không còn thấy được ngòi bút sắc sảo, gân guốc đầy soi mói với giọng văn lạnh lùng của Nam Cao hay cái cười mỉa mai, trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Càng không thể thấy sự tài tình của nghệ thuật xây dựng ngôn từ, khả năng diễn đạt hay những cách hành văn công phu đã góp phần làm nên thành công của các tác phẩm văn học.

Thiết nghĩ, nhà sản xuất cần đầu tư chỉn chu hơn và nên có sự tư vấn từ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học để cho ra đời những tác phẩm không những hấp dẫn các lứa tuổi mà còn phải giữ được đầy đủ những tinh hoa, cốt cách mà văn học nước nhà đã dày công mới có được.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thu Minh xứng đáng với ngôi vị cao nhất của BNHV

Đề án Quốc hoa: Trình Chính phủ xét duyệt trong tháng 7

Tin từ Bộ VHTTDL, ngày 30.6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo, Ban soạn thảo, Tổ biên soạn Đề án Quốc hoa Việt Nam.

Ðông Ngạc - Làng tiến sĩ

Ðông Ngạc là làng khoa bảng đã có ngót nghìn năm tuổi ở phía tây bắc kinh thành Thăng Long xưa. Ðến nay, làng cổ Ðông Ngạc vẫn còn lưu giữ được những dấu xưa, những nếp sống và truyền thống được trao truyền, trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội.

Trên quê hương Azit Nexin: Capadocia - cuộc hành trình về quá khứ

Rất nhiều người Việt Nam biết đến Thổ Nhĩ Kỳ vì đất nước này là quê hương của nhà văn Azit Nexin - tác giả của Những người thích đùa, đã được rất nhiều thế hệ bạn đọc người Việt yêu mến.

Sách vào mùa giảm giá

Theo thông lệ, dịp hè luôn là quãng thời gian săn tìm sách rẻ và theo nhu cầu của bạn đọc. Đây còn là dịp để các đơn vị kinh doanh sách tung ra chương trình giảm giá, kích cầu…

Giao lưu thanh, thiếu niên Việt Nam - Hàn Quốc

(HBĐT) - Chiều 2/7, tại Trung tâm hoạt động Thanh, thiếu niên tỉnh đã diễn ra giao lưu nghệ thuật giữa TTN Việt Nam - Hàn Quốc. Tham dự có 35 tình nguyện viên Hàn Quốc và trên 300 em TTN tiêu biểu đang sinh sống và học tập trên địa bàn tỉnh.

Tân Lạc giữ gìn, phát huy bản sắc để xây dựng đời sống văn hoá

(HBĐT) - Hòa chung dòng chảy CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” do UBT.ư MTTQ Việt Nam phát động, 15 năm qua, huyện Tân Lạc đã khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để xây dựng mô hình KDC, làng văn hóa tiêu biểu. Thực hiện đầy đủ 6 nội dung của CVĐ, nhưng đồng bộ, sâu sát nhất là tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục