Không biết từ bao giờ người ta vẫn nói “đi xem ca nhạc” dù rằng ca nhạc thì lý ra phải là đi nghe mới phải. Và có lẽ bởi “đi xem ca nhạc” mà dù có nhận được thông báo chính thức từ các nhân vật chính: Ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn... đầu tư mạnh tay về âm thanh nhằm tạo nhiều cảm xúc đi chăng nữa, thì nhiều khán giả đến để “xem” là chính, còn “nghe” là đương nhiên rồi.

“Câu khách” vì hình ảnh

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã từng đưa ra ý kiến trong một hội diễn văn nghệ dành cho người lao động cách đây không lâu: “Ngoại trừ những loại hình nghệ thuật đặc thù chủ yếu nghiêng về phần nhìn hoặc nghiêng về phần nghe. Ta biểu diễn, thể hiện tác phẩm nào cũng nên hòa hợp, cân bằng với nhau giữa “nghe” và “nhìn”. Thế nhưng, mọi người dường như đã quá lạm dụng vào “nhìn”.

Từ một hội diễn văn nghệ chúng ta nhìn vươn ra các sân khấu chuyên nghiệp, lời nói của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu không “lỗi thời” nếu nhìn vào các đơn vị tổ chức chương trình ca nhạc hiện nay.

Dĩ nhiên, được xem ca sĩ mình yêu thích hát trực tiếp là điều mà ai cũng trông mong, hưởng ứng. Càng phấn khích hơn, khi “người của công chúng” đã sử dụng triệt để các “chiêu, trò” trong mỗi chương trình để người “mở hầu bao” cảm thấy “đáng đồng tiền bát gạo”.

Mới đây, trong chương trình Âm nhạc và Bước nhảy tháng 7, ca sĩ Quang Vinh không ngần ngại mang đến 35 vũ công lên múa minh họa cho phần biểu diễn của mình. Hoàng Thùy Linh cũng chẳng chịu thua khi trổ tài leo trèo trên sân khấu hay thậm chí đập vỡ kính trong Thế giới Vpop ngày 29, 30.7 vừa qua (ảnh). Nhìn chung, đa số ca sĩ hiện nay đều sử dụng không ít các nhóm múa minh họa, hoạt cảnh... hỗ trợ cho các tiết mục biểu diễn của mình và kết quả thu lại từ khán giả là những tiếng hò reo, vỗ tay,... rõ ràng ở đây ấn tượng về mặt hình ảnh chứ không phải là những cảm xúc mà ca khúc mang lại cho người nghe.

Không chỉ riêng “sao” Việt, mà các “sao” ngoại khi đến VN biểu diễn cũng tập trung đánh vào tâm lý khán giả bằng vẻ “hào nhoáng” bên ngoài. Liveshow của ca sĩ Hàn Quốc Bi (Rain) tại SVĐ Quân khu 7 trước đây đã ăn điểm, thu hút khán giả bằng vũ đạo, thân hình vạm vỡ... dù không ít khán giả chẳng hiểu anh đang hát gì. Hay liveshow nhóm nhạc đình đám Hàn Quốc Super Junior ngày 7.5 vừa qua tại SVĐ Gò Đậu - Bình Dương cũng đã sử dụng không ít các chiêu, trò suốt chương trình từ: Cởi áo, đùa giỡn, giả gái... trên sân khấu để hút fans.

Phân khúc thị trường

Hiện nay, chỉ tính riêng địa bàn TPHCM cũng đã sở hữu không ít các tụ điểm, sân chơi ca nhạc (bao gồm cả phòng trà, quán càphê...) sáng đèn hằng đêm, nên khán giả có thể thoải mái chọn cho mình những món ăn tinh thần phù hợp. Sân khấu lớn càng ngày trở nên tạp kỹ, “tham” về mặt hình ảnh đã khiến cho thị trường âm nhạc đại chúng bị phân khúc. Chỉ cần mệnh đề trên được thay thế bằng “đi nghe nhạc” thì mặc nhiên một bộ phận đông khán giả chọn cho mình điểm đến là phòng trà, quán càphê để “nghe”, thưởng thức âm nhạc.

Mộc mạc với chiếc đàn ghita hay piano, violon, người mộ nghệ có thể thả hồn, đắm chìm vào cảm xúc, giai điệu thanh thoát, phiêu theo Lê Cát Trọng Lý, Phi Thúy Hạnh... dù rằng vẫn có thể tình cờ bắt gặp những ca sĩ này ở các sân khấu lớn. Khán giả Hải Minh (25 tuổi, nhân viên IT ở TPHCM) cho biết: “Làm sao tôi có thể cảm nhận được chiều sâu của bài hát, thả hồn vào những giai điệu, khi quanh bạn là những tiếng reo hò, gọi tên thần tượng? Đặc biệt, gần đây, khi lên sân khấu ca sĩ chỉ tập trung vào vũ đạo, trang phục chứ ít khi nào trau chuốt giọng hát của mình”.

Nhạc sĩ Trần Huân chia sẻ: “Nếu là một chương trình thật sự đầu tư tốt về mọi mặt, không gian âm nhạc thì tôi vẫn sẽ đến để thưởng thức. nhưng để “lặng”, lắng đọng cùng âm nhạc thì tôi sẽ chọn những quán càphê, phòng trà”.

 

                                                                      Theo Báo Laodong

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục