Bắc Khuyết Đài được xây dựng vào năm 1804 cùng với Đông khuyết Đài.

Bắc Khuyết Đài được xây dựng vào năm 1804 cùng với Đông khuyết Đài.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tiến hành thăm dò sơ bộ khảo cổ nền móng di tích Đông Khuyết Đài-Đại Nội, Huế từ tháng 6/2011 đến nay.

 

Kết quả cho thấy về cơ bản các dấu tích xuất lộ tại đây đều đúng như tư liệu lịch sử mô tả về màu sắc; phương pháp xử lý gia cố nền móng đơn giản, vật liệu dùng làm tường bao che của công trình là bằng gỗ. Hệ thống các đường rãnh thoát nước xung quanh tường thành trên di tích tuy không nguyên vẹn, nhưng cơ bản không được xây thành rãnh mà chảy trực tiếp thoát ra ngoài và không có lỗ thoát nước ngầm. Sự chênh lệch cốt nền của di tích là không lớn và ít bị xáo trộn.

Khác với Tây Khuyết Đài, hệ thống tường bao và cổng vòm tại Tây Khuyết Đài đều đã bị triệt giải hoàn toàn. Những vết tích còn lại cho thấy các hạng mục kiến trúc trên di tích Đông Khuyết Đài được xây dựng, sửa chữa trong 3 giai đoạn: năm 1804, 1844 và 1930. Các kết quả thăm dò khảo cổ tại di tích Đông Khuyết Đài lần này sẽ góp thêm cơ sở khoa học vững chắc cho việc nghiên cứu lập dự án "Bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di tích Đông Khuyết Đài," đảm bảo tính chân xác trong trùng tu di tích.

Theo sử liệu, di tích thuộc hệ thống phòng thủ quan trọng của Hoàng thành Huế, gồm Đông Khuyết Đài, Tây Khuyết Đài, Bắc Khuyết Đài (riêng Nam Khuyết Đài - cửa chính của Hoàng thành - đã được xây dựng lại dưới thời vua Minh Mạng, đặt tên là Ngọ Môn, trên có Ngũ Phụng Lầu). Để phục vụ cho việc quan sát và phòng thủ, trên mỗi đài đều có xây một nhà vuông, lợp ngói phẳng.

Vị trí của Đông Khuyết Đài được đặt ở chính giữa mặt đông của Hoàng thành Huế. Vòng hào phía trước Đông Khuyết Đài thuộc hệ thống hào bên ngoài bảo vệ Hoàng thành (còn gọi là hồ Ngoại Kim Thủy). Từ cổng Hiển Nhơn (cổng mặt đông của Hoàng thành) ra ngoài phải đi qua một chiếc cầu bắc ngang hồ Ngoại Kim Thủy.

Hệ thống đài quan sát, cổng thành, hào nước và cầu là những yếu tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Hoàng thành nên được bảo vệ, canh gác rất nghiêm ngặt dưới thời Nguyễn. Tuy nhiên, trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, cũng như nhiều di tích khác trong khu vực này, di tích Đông Khuyết Đài nay chỉ còn là phế tích, đang cần được trùng tu xây dựng lại.../.

                                                                            Theo TTXVN

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục