Với mong muốn khơi dậy sức sống nội tại và chiều sâu văn hóa của mỗi dân tộc, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ VH-TT-DL lần đầu tiên tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc. Sự kiện có quy mô cấp quốc gia này sẽ tổ chức tại Hà Nội khoảng trung tuần tháng 11-2011 với sự tham gia của 54 dân tộc.

 

  • “Kiểm kê” vốn di sản văn hóa

Ông Chu Tuấn Thanh, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc cho biết, sau nhiều năm xây dựng đề án và lấy ý kiến đóng góp của các ban ngành, địa phương, tới thời điểm này đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Đây cũng được coi là một cuộc “kiểm kê” vốn di sản văn hóa các dân tộc.

Trang phục dân tộc Thái.

Dự kiến, số lượng thí sinh từ các địa phương về Hà Nội tham gia trình diễn khoảng 250 nam, nữ, đại diện cho 54 dân tộc anh em. Các thí sinh trình diễn trang phục của dân tộc mình (trang phục sinh hoạt, đám cưới, lễ hội truyền thống), đi kèm đồ trang sức (như vòng cổ, vòng chân, tay, hoa tai...) theo đúng truyền thống, không được cách tân, lai tạp. Ngoài khả năng trình diễn, các thí sinh phải thể hiện được khả năng ứng xử cũng như sự hiểu biết về văn hóa dân tộc mình.

Trang phục dân tộc H’Mông     Trang phục dân tộc Mường

Số người tham gia trình diễn được phân bổ số lượng, cơ cấu thành phần dân tộc và theo phân bổ vùng miền ở các địa phương. Đoàn Lào Cai sẽ có 18 người, Lai Châu 18 người, Hà Giang 16 người, Hà Nội, là thủ đô nhưng chỉ có 2 dân tộc trình diễn là người Kinh và người Mường. Nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên… chỉ có 1 dân tộc trình diễn là người Kinh.

Những dân tộc nào còn bảo tồn được trang phục cả nam và nữ thì được ưu tiên chọn cả nam và nữ tham gia trình diễn. Còn các dân tộc, trang phục nam gốc không còn gì độc đáo thì chỉ lựa chọn trang phục nữ. Tiêu chí tuyển chọn người trình diễn trước hết là công dân Việt Nam, nam cao 1m65 trở lên, nữ cao 1m55 trở lên trong độ tuổi từ 18 đến 40 và phải có hiểu biết sâu sắc về bộ trang phục của dân tộc mình.

Trang phục dân tộc Lô Lô            Trang phục dân tộc Nùng.

  • 5 dân tộc không còn trang phục truyền thống

Theo ông Chu Tuấn Thanh, tất cả các địa phương đều ủng hộ ý tưởng này. Họ cho rằng đây không chỉ là một cuộc trình diễn trang phục đơn thuần mà là một cuộc “kiểm kê” bản sắc văn hóa các dân tộc, xem cái gì còn, cái gì mất. Có những dân tộc có đến hơn 10 loại trang phục thì cần tìm trong đó loại trang phục đặc sắc để bảo tồn, lưu giữ nguyên bản. Ngoài ra, cũng cần cách tân cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Đây là việc làm hết sức cần thiết bởi trang phục dân tộc chính là dấu hiệu đầu tiên và nhanh nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, giữ được trang phục truyền thống chính giữ được hồn cốt, bản sắc của cả một tộc người. Trong thời điểm này, sự giao thoa văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, theo thống kê sơ bộ, ít nhất đã có 5 dân tộc không còn giữ được trang phục truyền thống của mình là người Xinh Môn, Pu Péo, Sila, Cống và người Rục…

Ban tổ chức cũng sẽ lập hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Dân tộc học... để kiểm tra toàn bộ các trang phục gốc trước khi trình diễn ở cấp quốc gia…

Ban tổ chức sẽ không trao giải cho trang phục vì không thể phân định sự hơn kém trong trang phục giữa các dân tộc nên chỉ có các giải dành cho những thí sinh trình diễn trang phục xuất sắc và ứng xử tốt. Song phần thưởng cao hơn cả là sự gặp gỡ, giao lưu tăng cường thêm sự hiểu biết giữa cộng đồng 54 dân tộc anh em. 

 

                                        Theo SGGP

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục