NSND Kim Vĩnh đã cống hiến cả đời mình cho cây sáo của dân tộc Mông.

NSND Kim Vĩnh đã cống hiến cả đời mình cho cây sáo của dân tộc Mông.

Khi nói tên ông, có thể nhiều người chưa biết Kim Vĩnh là ai, nhưng khi nghe tiếng sáo ù...u... trầm bổng với một giai điệu dân ca Mông quen thuộc trên đài phát thanh hoặc truyền hình Việt Nam thì hầu như cả nước đều biết đó là tiếng sáo Mông của người nghệ sĩ tài hoa - Kim Vĩnh.

 

Tiếng sáo của ông thật sự gây được ấn tượng mạnh và mang đầy bản sắc âm nhạc của núi rừng Lào Cai.

Từ năm 1970, với tài năng và lòng say mê nghệ thuật sẵn có, nghệ sĩ Kim Vĩnh đã nghiên cứu cải tiến cây sáo “Mèo” (một loại sáo nhỏ bằng ngón tay có gắn “lưỡi gà” của dân tộc Mông) để làm tiết mục biểu diễn cho đoàn văn công Lào Cai. Sau gần một năm vật lộn, xoay vần với cây sáo “hoang dã” và đầy “bướng bỉnh” đó, sau khi tìm tòi, cải tiến và thể nghiệm nhiều lần, cuối cùng ông đã “thuần phục” được nó. C

ây sáo cải tiến của ông to và dài hơn cây sáo “hoang dã” nhiều lần. Tiếng sáo vang và đẹp hơn, tầm cữ âm thanh được mở rộng và có sức thể hiện phong phú hơn. Chính cây sáo đó đã mang lại cho ông huy chương vàng ở Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc vào cuối năm 1970 tại Quảng Ninh với tác phẩm Đêm trăng bản Mèo.

Nhưng điều muốn nói ở đây là: sự thành công đã gây một ấn tượng đến bàng hoàng ấy lại mới chỉ là sự bắt đầu của một tài năng nghệ thuật. Hơn 40 năm qua, nghệ sĩ Kim Vĩnh không hề biết mệt mỏi trong sự nghiệp của mình. Từ năm 2001, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân.

Ông đã vượt qua hết đỉnh cao này đến đỉnh cao khác như cánh chim đại bàng vượt ngàn trùng gian lao để đến với những thành công. Để đạt được điều đó, nghệ sĩ từng phải lần mò tới các bản làng xa xôi để sưu tầm và mua những loại nhạc cụ dân tộc, hỏi già làng cách làm, cách thổi, cách sử dụng thế nào cho hay.

Ông “thuần phục” không phải chỉ có một vài cây sáo, cây kèn mà cả một bó sáo, một dàn kèn.

Cách đây gần chục năm, nghệ sĩ Kim Vĩnh đã cho ra mắt một loại nhạc cụ rất lạ mắt: cây sáo ghép. Ông đã ghép đến bốn, năm loại sáo của các dân tộc Mông, Giáy, Khơ Mú, Hà Nhì với nhau. Có cây dài gần một sải tay, có cây chỉ ngắn một gang tay, có cây to như cái chuôi dao rừng, cây lại nhỏ bằng ngón tay út. Hình thù cây sáo khác lạ, sức thể hiện của sáo thật phong phú và tinh tế.

Với tài nghệ biểu diễn điêu luyện, tiếng sáo Kim Vĩnh lúc thì vang vọng mênh mang, khi thì trầm lắng, thẳm xa. Người nghe có cảm giác ở trong ông như có một “thần lực” nào đó để thâu tóm và điều khiển mọi âm sắc của núi, của rừng. Những âm thanh thoát ra từ cây sáo nghe như thấy cả tiếng hát ngọt ngào của tình yêu, tiếng chim sơn ca, tiếng cối nước giã gạo, tiếng ru con của những người mẹ, tiếng rì rào cây lá và cả tiếng tí tách của những mầm non đang bật lên từ đất...

Nghệ sĩ Kim Vĩnh đã trở thành “ông thần” sáng tạo ra những cây sáo và điều khiển âm thanh của chúng một cách tài tình. Nhiều người sẽ còn nhớ mãi tiếng sáo vừa ngưng của ông...

 

                                                                          Theo TuoiTre

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục