Một album gồm những bài thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử, do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, mới được phát hành tại Việt Nam. "Trường ca Hàn Mặc Tử" khái quát cuộc đời đau khổ của thi nhân được mệnh danh là "chủ soái" của trường phái "thơ điên".

 

"Trường ca Hàn Mặc Tử” gồm 9 ca khúc, phổ từ một bài thơ hay trích thơ của Hàn Mặc Tử, được nhạc sĩ Phạm Duy chọn và tập hợp các trích đoạn phổ thành một ca khúc. Trước đó, Phạm Duy từng phổ nhạc rất nhiều bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng như Huy Cận, Hữu Loan, Bích Khê, Lưu Trọng Lư, Hoàng Cầm... nhưng "Trường ca Hàn Mặc Tử" là một trường hợp đặc biệt. Vị nhạc sĩ nổi tiếng của nền tân nhạc không chỉ làm công việc phổ nhạc cho thơ đơn thuần, đó là cả một công trình nghiên cứu, sáng tác bài bản với tình yêu đặc biệt mà ông dành cho thi sĩ Hàn Mặc Tử. Trong lời dẫn giải trường ca này, Phạm Duy có nói ông làm quen và yêu thích thơ Hàn Mặc Tử từ khi còn đi học. Ông đã đọc, thấu hiểu và đồng cảm với thi sĩ và có thể khái quát từng chặng đường thơ, từng chủ đề chính trong thơ Hàn Mặc Tử. Cũng với sự đồng cảm ấy, Phạm Duy đã dày công phổ nhạc cho thơ Hàn Mặc Tử, chia các ca khúc ấy thành 3 phần, tái hiện lại hồn thơ Hàn Mặc Tử qua từng giai đoạn của cuộc đời vị thi nhân đã quá cố.

Bìa album “Trường ca Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Phạm Duy. Ảnh: Huy Nguyễn

Trường ca Hàn Mặc Tử là hành trình thơ qua từng giai đoạn. Phần I - "Tình quê" là những ca khúc phổ thơ Hàn Mặc Tử sáng tác khi còn trẻ. Đây là phần ca khúc về tình yêu quê hương như "Đây thôn Vĩ Dạ", "Tình quê", "Đà Lạt trăng mờ"… mang giai điệu ngọt ngào, đằm thắm, lãng mạn. "Đây thôn Vĩ Dạ" gợi không gian tĩnh mịch, qua giọng hát Thái Hiền càng tạo cảm giác bâng khuâng, man mác. Ca sĩ Tuấn Ngọc với giọng hát nồng nàn đã thể hiện sự say đắm với cái đẹp trong "Đà Lạt trăng mờ".

Phần sau có tựa "Trăng sao", tái hiện khoảng thời gian thi sĩ mắc bệnh phong với sự đau đớn, u uất, điên dại, nghẹn ngào thê lương. "Trăng sao rớt rụng" mang tính chất của một bài thánh ca, diễn tả quá trình thi sĩ bị trăng mê hoặc, từ việc nhìn trăng, chơi với trăng và rượt theo trăng. "Hồn là ai" như lòng ai thổn thức trong một chuyến phiêu du. Hai giọng hát Tuấn Ngọc, Thái Hiền sóng đôi, giống như sự đồng hành của linh hồn thi sĩ và trăng trong chuyến phiêu du ấy. "Trút linh hồn" được viết từ 3 trích đoạn thơ rút từ giai đoạn "Thơ điên - Đau thương". Giai điệu và hòa âm có phần ma quái, mở ra một không gian đêm tối mênh mang cùng lời bộc bạch của nhà thơ với cuộc đời. Đặc biệt, tiếng sáo Mèo được dùng để hòa âm tạo hiệu quả thể hiện sự đau thương, chất điên loạn.

Trong khi bệnh nặng, nhờ có đức tin mà Hàn Mặc Tử đã vượt qua được những đớn đau, chính vì thế mà hồn thơ của ông được cất lên. "Đức tin" khép lại trường ca với các ca khúc "Lạy bà là đấng tinh truyền thánh vẹn", "Hỡi sứ thần thiên chúa Gabriel" và "Phượng Trì, ôi Phượng Trì". Đó là những bản phối đầy sự ấm áp của ánh sáng, sự thánh thiện và lòng tin, được thể hiện bởi các ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang, Tuấn Ngọc, các ca khúc ở phần này giống như các bản hợp xướng trong nhà thờ đẹp rực rỡ.

"Trường ca Hàn Mặc Tử" được Phạm Duy hoàn thành năm 1993, ra mắt tại nhiều quốc gia từ năm 1994, đến giờ mới chính thức được Phương Nam film phát hành tại Việt Nam. Công chúng yêu thơ ca Việt Nam sẽ cảm thấy được sự đồng điệu với cả thi nhân và nhạc sĩ trong album này.

 

                                                    Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục