(HBĐT) - Đối với miền núi, trung du phía Bắc, trong vòng mười lăm, hai mươi năm lại đây có thêm một loại hoa nở chật thung, đầy lũng đó là hoa cây keo. Những cánh hoa thon thả như con tằm vào kỳ ăn rỗi, nép mình sau tán lá. Vàng tươi rực rỡ là hoa keo lá tràm, vàng nhạt dìu dịu, không chói chang như hoa cúc là hoa keo tai tượng - tất cả đều kín đáo, âm thầm như là chỉ dành cho cây keo những mùa sau.

 

Nhìn từ một đến ba “quăng dao” sẽ thấy hoa rõ hơn, càng xa, hoa càng lẫn vào màu xanh mơ màng của lá keo. Trời se lạnh là lúc cánh hoa rụng rã rời, chỉ còn lại cuống hoa khẳng khiu. 

Lá keo - với vài gân lá như bàn tay của người cầm dao, cầm quắm, nổi lên cứng cỏi để trong mưa nắng vẫn dỏng lên nghe ngóng như tai voi! Cành keo cũng chỉ vươn ra vừa đủ tạo sự cân bằng cho cây vươn thẳng lên trời. Thân cây bạc thếch như áo lão nông dầm mưa, dãi nắng, như  áo tơi, nón lá cha mẹ ta ngày nào. Rừng keo càng dày, cây càng thẳng. Nhìn vào ngọn cây, ta nhận ra ngay cây nào chết. Cây ngay thẳng vẫn “chết đứng” bởi dưới gốc cây keo, đàn mối đã xơi hết phần vỏ, chặn chất dinh dưỡng từ  rễ lên thân cây, cành cây và ngọn cây.  

Cây keo có nguồn gốc từ ôxơtria và Indonesia được du nhập vào miền Nam nước ta từ những năm 60, 70 thế kỷ trước, sau đó di thực ra miền Bắc. Chương trình PAM với cây keo nhằm cải tạo đất, làm cho đất màu mỡ lên. Keo lá tràm có chất lượng gỗ tốt hơn keo tai tượng. Gỗ keo hiện dùng cho các loại ván dăm, ván sợi ép, đồ mộc và ngành giấy; hàm lượng xenluloza từ 49-50%, loại thớ ngắn 0,9 - 1,2 mm.

Hiện, liên doanh nguyên liệu giấy Việt - Nhật (Tổng cục Lâm nghiệp) tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đang làm nhiệm vụ xuất khẩu nguyên liệu gỗ keo phía Bắc nước ta.  

Nhớ lại năm 1989 (tôi đang là Phó giám đốc một nhà máy giấy) được cùng đoàn cán bộ ngành giấy thăm hãng Đai ô - một hãng sản xuất giấy lớn thứ hai của Nhật Bản. Đứng trên đỉnh ống khói một nhà máy của hãng , đường kính ống khói 25 mét, cao trên 300 mét (lên bằng thang máy) nhìn xuống bãi nguyên liệu mênh mông như một thành phố, mảnh nguyên liệu chất cao như những kim tự tháp Ai Cập mà ngỡ như trong mơ. Họ cho biết: Phải mua 50.000 ha đất ở Mehico để trồng keo và bạch đàn. Đoàn xà lan của hãng cứ như con thoi đi về trên biển mới đủ nguyên liệu cho các nhà máy giấy của hãng với 1,6 triệu tấn/năm (hiện tổng sản lượng của ngành giấy nước ta là 1,265 triệu tấn/năm, trong đó, giấy Bãi Bằng chiếm 10%). Nhà máy bên bờ Thái Bình Dương “nước thải qua xử lý của nhà máy có thể uống được”! Khổ giấy rộng 9,8 m, tốc độ máy xeo trên 1 km/giây, chỉ có 3 - 5 người đứng máy. Trong đoàn chúng tôi ai cũng ngỡ ngàng - mới hay người Nhật họ mua và bán với cả thế giới, có phải họ làm ra chỉ để dùng đâu!  

Ngày ấy, nhà máy tôi chỉ với 1.000 tấn giấy/năm mà phải vươn lên cả vùng Sơn La mới đủ nguyên liệu cho sản xuất. Ngày nay, với cây nguyên liệu giấy ngoại nhập là cây keo thay thế cho các loại cây bản địa, chúng ta không những cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành giấy còn có để xuất khẩu. Đó phải chăng là một cuộc cách mạng về rừng? Những cánh rừng tạp có đủ các giống cây rừng nhiệt đới, chằng chịt dây leo, bốn mùa lay lắt hoa… đã được thay thế bằng bạt ngàn cây keo. Mỗi độ thu về, hoa keo lại dâng lên ngập tràn đồi thấp, núi cao, sóng đất lớp lớp xanh như sóng biển. Chỉ có hoa keo, dẫu có vàng vẫn e ấp nép sau tán lá, như chỉ biết giúp cho con người trở lên giàu có hơn là làm đẹp cho đời.

 

                                                                       Đinh Đăng Lượng

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục