(HBĐT) - Vào những mùa đông hàng năm, đất trời vùng núi quê tôi như gương mặt người có tuổi, cứ âm thầm, u uất như nối tiếc cái trong trẻo của mùa thu vừa qua, ngóng trông cái hừng hực của tiết trời mùa xuân chưa tới. Dường như muôn loài trên mặt đất này đều tìm cách chui lủi tránh gió bắc, mưa phùn.

 

Những con có cánh thì xa bay di trú ở phương trời ấm áp hơn như con ong, con bướm, con chim tu lôốc, chim cú, chim chào mào, chim khách…, cánh rừng sau nhà đã vắng tiếng chim ríu ran ngày nào. Loài bò sát như rắn, rết và những con vật da trơn như thằn lằn, ếch, nhái đều tìm cách chui vào hang, trốn trong lòng đất, con dơi treo mình trong hang đá hoặc chui vào tán lá khô mà tự hà hơi tiếp sức cho mình. Dòng suối giữa làng cạn kiệt chỉ còn lay lắt như đuôi trâu, đuôi ngựa, dãy núi đá luôn phả ra làn hơi nước như những người khổng lồ ngây ngất với khói thuốc lào. 

Riêng con người thì dẫu có thoát ly công tác hoặc “ly nông” thì cũng không thể “ly hương” mà vẫn phải bám trụ bằng mọi cách. Già cũng như trẻ cứ thu mình lại để những cơn gió bấc khỏi len lỏi vào người mà cắt da, cắt thịt! Nhớ một thời bao cấp, quần áo cũ, rách mặc vào trong, áo quần còn tầm tầm hơn mặc ra ngoài mà tới trường, trên tay cầm mẩu củi còn cháy dở, hôm trời rét đậm, thầy, trò ngồi quanh bếp lửa giữa lớp học. Học hành như thế mà nhiều người vẫn “công thành danh toại”. Đêm về, cả nhà ngồi quanh bếp lửa. Mẹ ngồi hơ lưng cho đỡ mỏi, chị khâu trái còn chờ ngày hội xuân ra áng. Bọn trẻ con chúng tôi cũng kê bàn học bên bếp lửa để học bài dưới ánh ngọn đèn “hoa kỳ” sáng đục. Mùi củ sắn vùi trong tro bếp cháy thơm lừng. Nhà sàn vách đan long mốt, long đôi, gió bắc vẫn len vào làm ngọn lửa nghiêng ngả, tàn lửa bay cháy lông con mèo hoa khét lẹt. Trước mùa đông, mẹ và chị gái đã lên rừng kiếm củi, tích đầy dưới gầm sàn, bố đã dùng bẹ lá, mo cau bịt kín các khe liếp vách. Dường như cả nhà đều vào cuộc để chống chọi lại mùa đông! Những năm tháng ấy làm gì đã có dự báo thời tiết mà phòng tránh rét đậm, rét hại. “Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế/Gió qua rừng đèo Khế gió sang...”.  

Chúng tôi đọc những câu thơ ấy của Tố Hữu khi xe đưa đoàn sinh viên khóa 13 (Đại học Bách khoa Hà Nội) vượt đèo Khế sang bên kia xã Thượng ấm (Sơn Dương - Tuyên Quang) để khai thác tre, nứa đưa ra bến sông Lô về Hưng Yên làm trường lớp sơ tán. Thịt trâu ngày ấy bày bán dọc theo những con đường xóm, bản, ăn thịt trâu ba bữa thay rau!  

Bây giờ dẫu nhà cao cửa rộng, kín trên bền dưới nhưng những cặp vợ chồng có tuổi như chúng tôi lại phải chống chọi với một mùa đông khác. Con trẻ thì xa, nhà quá rộng. Quần len, áo dạ, chăn ấm, nệm êm mà sao vẫn trống vắng, lạnh lẽo? Biết làm sao được- cuộc đời không cho ai tất cả và cũng không lấy đi của ai tất cả! 

Dù sao thì cũng biết ơn mùa đông đã làm sống lại trong mỗi chúng ta những kỷ niệm trong đời và những khát vọng xum họp của con người trong những ngày đông, tháng giá lạnh.

 

                                                                     Đinh Đăng Lượng

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục