Trong kế hoạch phát triển du lịch, tỉnh ta xác định bảo tồn các giá trị văn hóa để thu hút khách đến thăm quan. Ảnh: Đội văn nghệ bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch.

Trong kế hoạch phát triển du lịch, tỉnh ta xác định bảo tồn các giá trị văn hóa để thu hút khách đến thăm quan. Ảnh: Đội văn nghệ bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch.

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2013), phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL về hoạt động ngành du lịch trong thời gian qua.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết đôi nét về hoạt động của ngành du lịch tỉnh ta trong thời gian qua?

 

Đồng chí Lưu Huy Linh: Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch. Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch đã giới thiệu được những tiềm năng phát triển du lịch của Hòa Bình. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch được tăng cường đầu tư, nhân lực du lịch tăng nhanh đã từng bước khai thác được tiềm năng, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng để thu hút du khách trong và ngoài nước; duy trì tốc độ tăng trưởng, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

 

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tăng nhanh, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 280 đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 23 khách sạn (2 khách sạn 3 sao, 12 khách sạn 2 sao) với tổng số gần 2.200 buồng. Nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện có trên 1.500 lao động trực tiếp, trình độ trên đại học và đại học chiếm 11%, cao đẳng 7%, trung cấp 17%, sơ cấp 12,5%, còn lại là lao động phổ thông. Năm 2012, tỉnh ta đón được 1,64 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 92.056 lượt, khách nội địa 1,55  triệu lượt. tăng 18,5% so với năm 2011. Thu nhập du lịch đạt 535 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm, có khoảng 88,5 lượt khách đến Hòa Bình, trong đó khách quốc tế 77.000 lượt, khách nội địa 80,8 vạn lượt giảm 4,2% số khách so với cùng kỳ năm 2012. Thu nhập du lịch đạt 340 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012.

 

P.V: Đồng chí có thể đánh giá về nét riêng, độc đáo của du lịch tỉnh ta?

 

Đồng chí Lưu Huy Linh: Hòa Bình là tỉnh miền núi, đa dân tộc, có vị trí nằm liền kề với thủ đô Hà Nội và nối liền các tỉnh đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc. Nơi có nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới, với 65 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Do đó, tỉnh ta có tiềm năng tạo ra nhiều loại hình sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách như: khu Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy; khu Đền Bờ huyện Cao Phong và Đà Bắc; khu vực Chùa Phật quang tự, thành phố Hòa Bình... các điểm tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc tiêu biểu trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thủy); Lễ hội Đền Thác Bờ (Cao Phong  Đà Bắc), lễ hội Khai Hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội Xên bản xên Mường (Mai Châu) ... Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng tạo cho du khách được tìm hiểu, trải nghiệm về bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại bản Mỗ, huyện Cao Phong; văn hóa dân tộc Thái tại Bản Lác, Bản Văn, Bản Pom Coọng; văn hóa dân tộc Mông tại hai xã Hàng Kia, Pà Cò huyện Mai Châu; văn hóa dân tộc Dao, Tày tại huyện Đà Bắc Đặc biệt là khu du lịch hồ Hòa Bình đã được Chính phủ phê duyệt là địa điểm có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới hấp dẫn như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí... có chất lượng trong tương lai.

 

P.V: Tỉnh ta được đánh giá cao về tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên hiện nay ngành du lịch vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh đó, Xin đồng chí cho biết nguyên nhân và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới?

 

Đồng chí Lưu Huy Linh: Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, song Hòa Bình là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp; ngân sách chủ yếu từ T.Ư  hỗ trợ, vì thế việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH nói chung và hạ tầng du lịch còn hạn chế. Công tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển của ngành VH-TT&DL trong đó có quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh chậm so với yêu cầu, do có những biến động trong công tác tổ chức cán bộ; công tác thông tin tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh còn hạn chế; năng lực một số nhà đầu tư có dự án đăng ký đầu tư về du lịch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng triển khai tiến độ chậm, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch mới có chất lượng; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đồng bộ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn yếu và thiếu. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, tính hấp dẫn và khả năng canh tranh không cao. Trong thời gian tới, để du lịch tỉnh ta phát huy được tiềm năng thế mạnh đầu tiên cần tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, phát huy tiềm năng của tỉnh, đặc biệt là tập trung trọng điểm vào khu du lịch hồ Hòa Bình. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, xây dựng cơ chế chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển du lịch. Có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, thu hút du khách đến với Hòa Bình.

                                                                

 

                                                               Hồng Nhung (TH)

 

           

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục