(HBĐT) - Nghĩ về văn hóa đọc, tôi tâm đắc câu nói của PGS, TS Nguyễn Hoàng ánh: “Tất cả những gì ta học được là nhờ sách vở, đúng là như vậy đọc sách, sách sẽ dạy ta không những kiến thức, cách làm người mà sách còn làm cuộc đời ta thêm phong phú”.

 

Thấu hiểu được quyền năng cùng giá trị bất biến của sách và việc đọc sách, Unesco  đã lấy ngày 23/4 hàng năm làm ngày “sách và bản quyền thế giới”. Ngày hội đọc sách Việt Nam cũng được Bộ VH-TT&DL tổ chức định kỳ vào 23/4 đang ngày càng thu hút sự chú ý tham dự của đông đảo độc giả, nhất là giới trẻ.

 

Đọc đã trở thành nhu cầu của con người, một phương tiện hiệu quả để bồi bổ tri thức, nâng cao thẩm mỹ và bồi đắp tâm hồn cho mỗi cá nhân. Sách và đọc sách vẫn tồn tại như một phần tất yếu của cuộc sống hôm nay. Đọc phải trở thành nét văn hóa, trở thành nhu cầu ham muốn và thú vui, với tôi, đọc sách là một niềm ham mê bổ ích, không để thời gian vào những ván cờ có lúc hết cả một buổi hay bên chiếu tổ tôm thâu đêm mặc dù thú giải trí ấy cũng lành mạnh, trừ phi cá cược bằng tiền bạc.

 

Văn hóa đọc giúp ta có thể sống cùng một lúc ở quá khứ, hiện tại và tương lai nên cảm thấy đời sống phong phú, ý nghĩa hơn. Ngày nay, nhiều nhà xuất bản cho ra nhiều đầu sách, tập thơ, tạp chí đến các loại báo ngày, báo tuần, báo tháng, ấn phẩm rất đa dạng, phong phú, chỉ sợ không có thời gian, không đủ sự kiên nhẫn mà đọc và có khi còn phụ thuộc túi tiền từng người. Tôi có mấy bạn già về hưu thường trao nhau cuốn sách hay mà cháu, con mới mua cho, hay trao, giới thiệu cho nhau những bài báo chính luận mang tính thời sự như bài “Niềm tin chiến lược” của Thủ tướng. Sự tích lũy lâu năm có một tủ sách hàng chục nghìn cuốn là một sở thích, một nhu cầu nên khi cần một vấn đề gì là có sách, có tư liệu. Khi gặp những bài hay, đoạn văn hay tôi có thói quen ghi chép lại vào sổ tay. Tính ham đọc đã lôi cuốn các con, cháu, trên kệ sách hôm nay mặc dù nhiều cuốn đã sờn gáy như những cuốn: Lép Tônstôi, Viên đại úy, Ruồi trâu… đến những danh nhân đất Việt, những cuốn sách về Bác Hồ, Võ Nguyên Giáp hào khí trăm năm, Đại thắng mùa xuân 1975 và các sách thiếu nhi... Cha và con nói về gia cảnh Bác Hồ…

 

Nhắc đến văn hóa đọc, nhiều người cho rằng chỉ cần mở máy, lên mạng là đủ tin tức. Điều đó là đúng vì những tin tức đó kịp thời nhưng qua những tin ấy, người đọc có ý thức và trách nhiệm cần phải lựa chọn, phải có quan điểm để khỏi sa vào những tin tức, câu chuyện có hại. Đọc sách tử tế là tạo cho mình một nền tảng văn hóa, sự kết nối lịch sử và hiện tại tạo cảm hứng cho đời sống đương đại.

 

Đọc sách giúp quá trình ký ức phát triển. Qua nhận thức con người, khi đọc sẽ có sự phát triển qua 3 giai đoạn: ghi nhớ, nhớ lại, hiện tại mà khâu hiện tại là khâu quan trọng trong quá trình ký ức, quá trình nhận thức đọc. Đọc sách giúp ta có được tình cảm, tư duy để vượt qua những khó khăn và khôn ngoan hơn trong giao tiếp, ứng xử. Đọc sách không chỉ giải quyết vấn đề tìm hiểu cái này, đáp ứng nhu cầu kia mà lớn hơn là đem đến cho ta một lượng thông tin về sự trải nghiệm, về nguồn cội của dân tộc. Tiếc rằng, do sự suy nghĩ chỉ cần mạng internet nên có nhiều cơ sở trường học, cơ quan… tiết kiệm bằng cách không mua báo, tạp chí. Cách nghĩ đó thật phiến diện, Lê-nin từng nói: “Không có sách thì không có tri thức”. Con người không đọc sách thì tâm hồn sẽ nghèo nàn, đọc sách sẽ học được văn phong, cách sử dụng ngôn từ. Tôi thường gặp mấy cụ hưu trí đến thư viện tỉnh có thẻ bạn đọc để mượn sách, tôi cảm phục và theo gương học tập các cụ. Hàng tuần, thứ bảy, chủ nhật, phòng đọc Thư viện tỉnh đông các cháu thiếu niên, nhi đồng đến đọc, các cháu đọc báo, đọc truyện thiếu nhi. Nhìn cảnh đó, tôi lấy làm mừng ở văn hóa đọc của lớp trẻ học đường. Tôi đã thấy một số gia đình làm khuyến học, trước hết là phải xây dựng tủ sách. Tủ sách là thể hiện trình độ, là lòng khích lệ đối với con trẻ. Đọc sách tốt, tử tế không bao giờ thừa mà đó là nguồn bổ sung tri thức, xây dựng nhân cách.

 

Vài lời trao đổi về văn hóa đọc mong nhận được sự thông cảm.

 

 

                                                          Văn Song

                                              (phường Đồng Tiến, TPHB)

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục