Nhân dân trong vùng và du khách thập phương về vui hội Chùa Hang- Hang Chùa Yên Trị.

Nhân dân trong vùng và du khách thập phương về vui hội Chùa Hang- Hang Chùa Yên Trị.

(HBĐT) - Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, con em trong vùng và du khách thập phương lại cùng nhau về với hội chùa Hang (xã Yên Trị - Yên Thuỷ). Lễ hội được tổ chức từ ngày 13 – 15 tháng Giêng, chính hội vào ngày Tết Nguyên tiêu. Những ngày này, xã đã đón hàng nghìn du khách đến tham quan, thắp nén hương thành kính lên cầu đức Phật ban lộc, tiếp tài và cùng tham gia các cuộc giao lưu văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian vui nhộn.

 

Núi Chùa Hang nằm giữa cánh đồng thuộc thôn Đồng Mai, núi Đọc và thôn Á Đồng, xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ. Chùa Hang - Hang Chùa là di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo và danh lam thắng cảnh. Chùa Hang có 2 ngôi, xây dựng trong 2 hang, được kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ. Chùa đ­ược xây dựng có kết cấu hình chữ nhất (-) với cấu trúc cột cái, cột quân, cửa bức bàn phía trư­ớc, phía sau và ván b­ưng xung quanh chùa đều bằng gỗ. Chùa được xây dựng từ lâu đời và đ­ược tôn tạo lại vào thời nhà Nguyễn. Ngôi bên trái là tam bảo, ngôi bên phải là chùa thổ thần. Trong chùa có hệ thống tượng Phật tạc từ thế kỷ XVIII. Theo kinh phật A Di Đà, Phật có nghĩa là vô lượng thọ (sống lâu vô cùng) cũng có nghĩa là vô lượng quang (sáng suốt vô cùng), đó thể hiện tính nhân văn cũng là ước nguyện mà con người luôn muốn hướng tới.

 

Gọi là Hang Chùa vì trong 4 động thì có tới 2 động có chùa. Theo các nhà khảo cổ học từng đến đây nghiên cứu, Hang Chùa là di tích khảo cổ thuộc nền văn hoá Hoà Bình. Trong hang 2 và hang 3 đã tìm thấy các công cụ đá và có tầng văn hoá rất dày thuộc thời đại đá giữa. Tại đây cũng đã tìm thấy các trầm tích hoá thạch thức ăn của người xưa như vỏ sò, mảnh công cụ... Vào thời trung đại, dấu tích văn hoá để lại khá đậm nét đó là quả chuông đúc vào năm Cảnh Hưng thứ 44 (năm 1783). Thiên nhiên đã tạo dựng cho nơi đây một hệ thống hang động tương đối tập trung. Các cửa hang đều cao từ 4 - 5 m, rộng 5 - 6 m nhìn về hướng tây nam nên luôn khô ráo, thoáng mát. Hang nào cũng có chiều sâu từ 18 - 21 m. Đến nay, núi Hang Chùa còn giữa được hệ thống nhũ đá, bậc thang, bàn cờ đá tự nhiên. Những cây si cổ thụ  4 mùa xanh tốt ôm ấp vách đá tựa như mối tình thuỷ chung, bền chặt. Dưới chân Hang Chùa có dòng nước trong vắt quanh năm không bao giờ khô cạn, tạo nên vẻ sơn thuỷ, hữu tình. Hang Chùa cũng là nơi phát hiện ra dấu vết khảo cổ học thuộc nền “Văn hoá Hoà Bình”. Trong hang 2 và hang 3 đã tìm thấy các trầm tích hoá thạch thức ăn của ngư­ời xư­a như­ vỏ ốc, vỏ sò, mảnh công cụ... Vào thời Trung đại dấu tích văn hoá cũng để lại ở đây khá đậm nét đó là quả chuông đồng được đúc vào năm Cảnh Hư­ng thứ 44 (năm 1783). Ngư­ời xư­a cũng để lại ở đây 2 dòng chữ đại tự, 1 bài thơ, 2 bài ký, một bia đá. Đó là những văn tự thành văn rất hiếm hoi ở các di tích hang động của tỉnh Hoà Bình hiện nay.

 

Chính vì từ những giá trị văn hoá, lịch sử đặc biệt trên mà năm 1994, chùa Hang - Hang Chùa đã được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Cũng từ ngày đó, cứ vào những ngày đầu năm, xã Yên Trị lại tưng bừng mở hội chùa Hang. Vào ngày chính hội, xã chuẩn bị sắp sửa đồ lễ, trang phục làm lễ dâng hương, dâng hoa lên chùa. Đồ tế lễ thường là những sản vật ngon nhất của chính người dân trong vùng làm ra như muốn báo cáo với tổ tiên về kết quả một năm lao động, sản xuất và cầu cho xuân này thịnh vượng, an khang, cho ruộng đồng "hoả cốc phong đăng", cho mùa màng tươi tốt, cho mưa thuận, gió hoà. Cầu cho quê hương giàu đẹp, thôn xóm yên ấm, nhà nhà an vui, cho tài lộc người người tăng gia. Cầu cho đất nước phồn vinh, thịnh vượng...

 

Trước đây, vào ngày 15 tháng giêng, dân làng cùng nhau góp gạo, góp tiền làm cỗ dâng lên chùa rồi sau đó mọi người cùng thụ hưởng lộc. Trên chùa có bàn cờ đó hình vuông (56 – 56 cm), dân làng thường mở hội thi đánh cờ. Bây giờ, tuy rằng hoạt động đó không còn nhưng dân làng đã tổ chức nhiều hoạt động VHVN, TDTT vui nhộn thu hút đông đảo người dân tham gia. Năm nay, song song với việc tổ chức phần lễ, phần hội được diễn ra trong vui khí tươi vui, phấn trấn. Người dân địa phương được tham gia các phần thi ẩm thực, giao lưu bóng chuyền và ném còn. Phần thi ẩm thực dân tộc đã tái hiện và giới thiệu với du khách gần xa các món ăn truyền thống, độc đáo của dân tộc Mường. Còn phần thi ném còn đã đem đến bầu không khí cởi mở. Nam thanh, nữ tú của làng đã chủ động mời du khách, ghép thành đôi tham ra phần thi ném còn. Nếu ném trúng, xã sẽ trao thưởng phần quà lộc đầu năm của Chùa Hang cho đôi thắng cuộc. Ấn tượng hơn cả là các trận thi đấu bóng chuyền. Sân vận động của xã luôn chật cứng người xem mỗi khi có trận thi đấu được diễn ra. Trong 3 ngày hội, người dân trong làng dừng tất cả công việc đồng áng, cùng hoà mình vào ngày hội với mong muốn một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, ngô, lúa đầy bồ.

 

 

                                                H.N

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục