(HBĐT) - Hoa mộc, cái tên nghe dung dị, mộc mạc hư vốn của hoa. Hoa mộc nhỏ trắng xinh như chiếc cúc áo, hương hoa mộc phảng phất mà dịu ngọt. Loại hoa không kheo sắc, khoe hương như hoa hồng, hoa ly, cũng không khoe sắc như hoa hải đường. Cụ Nguyễn Du đã mô tả:

 

                                     “Hải đường lả ngọn đông lân

                             Giọt sương gieo nặng, cành xuân la đà”.

 

Còn hoa mộc lặng lẽ, thân thương được trồng trong chậu để dưới hiên bên cửa sổ, người ưu tư ngồi trong cửa sổ nhấp chén trà thơm, mùi hương hoa mộc man mác mà ngát tình quê hương. Hoa mộc sống một đời tinh khiết, không bon chen nơi phồn hoa, không bày đặt trên lọ, trưng trên bàn, cứ lặng lẽ với sự thân quen mộc mạc. Chính vì sự khiêm nhường, tinh khiết đó, hoa mộc được cung tiến nơi miếu mạo, chùa chiền.

 

Mùa xuân về đi vãn cảnh nơi chùa, trong uy nghiêm của hương khói, trong suy nghĩ, kính cẩn tâm linh, hình bóng hoa mộc đã hiện ra với tất cả lòng thành của phật tử và những người đầu năm ngưỡng mộ cầu may. Cây hoa mộc mảnh mai, hoa tròn xinh, trắng nhỏ, lá như lá chè xanh. Giữa mùa xuân, nhiều hoa đua nở, hoa mộc vẫn dung dị, e ấp nơ nụ khiêm nhường. Đời hoa mộc lặng lẽ, âm thầm và dịu dàng tỏa nhẹ hương thơm. Hoa mộc ở với cây, với cành chung thủy, từ lúc kết nụ, ra hoa đến khi hoa tàn nhị héo cũng âm thàm về với gốc, với cây. Hoa mộc, vốn dung dị nên không đi đâu khỏi cành, khỏi cây, nếu ai đó thương yêu mà lòng lãng mạn ngắt một cành nhỏ cài lên mái tóc thề, thế là hoa có dịp theo nắng, gió hòa vào trời đất. Mùa xuân trên con đường phố, anh thợ làm vườn trồng cây cảnh theo yêu cầu người mua, hoa mộc được đưa lên xe về tầng cao góp sự mát lành, xanh tươi cho những ngôi nhà đang cởi lòng cùng nắng, gió.

 

Người quê trồng hoa mộc để hưởng thụ thú thanh tao khi chiều xuống, đêm về, mùi thơm hoa mộc lại khêu gợi nỗi niềm quê kiểng. Dù ai đi đâu, xa quê, có dịp trở về thấy hoa xoan tím li ti nở khắp đường làng hay vườn nhà ai cây bưởi xum xuê một màu hoa trắng nhị vàng đang rủ rê hấp dẫn đàn ong, bầy bướm thì hoa mộc vẫn dung dị, khiêm nhường.

 

Hoa mộc vốn xưa nay cứ là mộc mạc, chưa ai gửi lời gói vào chiếc khăn tay để mùi thơm cho lòng bối rối để rồi nhờ hương thơm nói họ tình yêu. Tôi muốn thả lòng như hoa mộc, dung dị mộc mạc với “hữu xạ tự nhiên hương”, không phải phô trương, khoe mẽ. Sự lặng lẽ âm thầm, hương thơm là sự thanh cao rất đáng kính trọng.

 

Dù không phải loại cây cao, bóng cả nhưng cứ làm cây nhỏ tỏa hương bên hiên nhà hay nơi đình, chùa, miếu mạo cũng đáng làm cho lòng ta ngưỡng mộ, thân thương.

 

Mùa xuân, trăm hoa đua nở nhưng nhìn hoa mộc nở, lòng lại miên man câu nói người xưa “mỗi cây, mỗi hoa, mỗi nhà, mỗi cảnh”.

 

 

                                                                        Tản văn của Văn Song

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục