Làng nghề dệt lụa truyền thống đã được quy hoạch quy củ

Làng nghề dệt lụa truyền thống đã được quy hoạch quy củ

Theo câu thơ của Nguyên Sa “Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn?/ Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông”, tôi đưa một số người bạn Việt kiều đến thăm làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

 

Qua chiếc cổng làng mới xây, không khó khăn lắm, chúng tôi tìm đến được gia đình cụ Triệu Văn Mão, một trong những nghệ nhân nổi tiếng của làng nghề và là một trong số ít gia đình hiện còn lưu giữ và sản xuất lụa vân, loại lụa mà hoa văn nổi trên mặt lụa mượt, một thương hiệu cổ xưa của Vạn Phúc đã đi vào thi ca:

The La, lĩnh Bởi, sồi Phùng

Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.

Với sản phẩm lụa vân truyền thống, gia đình cụ Mão đã sản xuất được nhiều mẫu lụa quý hiếm bằng nguyên liệu tơ tằm 100% như vân Quế hồng diệp, lụa vân Triện thọ, lụa vân Băng hoa, lụa vân Long phượng mây bay, lụa vân Song hạc, lụa vân Mai thọ, lụa sa Đuôi công to, lụa vân Lưỡng long song phượng, lụa vân Lưỡng long song thọ... Tất cả gồm hơn 20 mẫu lụa quý hiếm. Lụa truyền thống được phục chế không chỉ quý bởi cách dệt thủ công tạo ra mặt hàng tinh sảo, màu sắc êm dịu mà các hoa văn mang nét văn hóa Việt đậm nét. Gia đình cụ hiện còn có xưởng dệt nằm cạnh cửa hàng giới thiệu sản phẩm truyền thống.

Một người con của cụ cho chúng tôi biết, do là sản phẩm truyền thống được gia đình gìn giữ và phát triển nên chất lượng các sản phẩm lụa do gia đình sản xuất đều có nhãn mác riêng, được nhiều khách hàng, nhất là những khách hàng lớn quan tâm, đặt hàng dài hạn. Còn nhớ, vào năm 2006, khi sản phẩm lụa của gia đình ông Mão được trưng bày tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã thu hút được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton khi ông sang thăm Việt Nam.

Ngày đêm Vạn Phúc vẫn rộn rã tiếng thoi đưa.

Ở Vạn Phúc, có đền thờ Tổ nghề A Lã Thị Nương. Trong thời gian sống ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà đã được phong làm thành hoàng làng.

Lụa Vạn Phúc không chỉ đẹp về mẫu mã, tinh xảo về đường nét kỹ thuật mà còn phong phú đa dạng về thể loại với hàng trăm mặt hàng lụa, là, gấm, vóc, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, đũi, kỳ cầu...Ðể tạo ra những sản phẩm tơ lụa tuyệt hảo, những người thợ Vạn Phúc đã tiến hành những quy trình kỹ thuật phức tạp, nhiều công sức và trí tuệ.

Có nhiều sản phẩm từ lụa phong phú, độc đáo được khách hàng ưa chuộng.

Vạn Phúc có diện tích tự nhiên gần 150 ha, với khoảng 17 nghìn nhân khẩu. Làng xưa có tên là Vạn Bảo, với nghề dệt lụa nổi tiếng, đến nay đã có bề dày truyền thống hàng nghìn năm. Năm 2003, làng Vạn Phúc được đổi tên thành phường Vạn Phúc như ngày nay. Vạn Phúc hiện có hơn 300 cơ sở, doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề, trong đó có 30 cơ sở, doanh nghiệp và hơn 200 hộ gia đình với khoảng 250 máy dệt và 150 cửa hàng kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thương mại.

Hằng năm, làng Vạn Phúc đón hàng nghìn đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm quan và trao đổi, mua bán sản phẩm làng nghề. Ngày nay, lụa Vạn Phúc đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Hàng giả, hàng nhái, mặt hàng lụa giá rẻ, chất lượng kém được nhiều người nhập từ Trung Quốc mang về làng bày bán, trà trộn, không những giảm uy tín của lụa chính hiệu mà còn khiến nhiều khách du lịch không khỏi hoang mang.

Được du khách trong và ngoài nước biết đến với thương hiệu làng nghề dệt lụa nổi tiếng, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội đang đặt mục tiêu trong những năm tới là tập trung phát triển kinh tế làng nghề theo hướng bền vững; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng nơi đây trở thành điểm du lịch làng nghề hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

 
 
                                                                                  Theo Báo ND
 
 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục