Bác Hồ với nhân dân Thủ đô (Năm 1959). Ảnh: T.L

Bác Hồ với nhân dân Thủ đô (Năm 1959). Ảnh: T.L

(HBĐT) - Chào Hà Nội, trái tim của cả nước tròn 60 năm giải phóng đang thăng hoa, khởi sắc trên con đường đổi mới làm rạng rỡ thêm truyền thống hào hùng ngàn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội.

 

 Nhớ ngày đầu, ngày toàn quốc kháng chiến, sau lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Trung đoàn Thủ đô sau thời gian cầm chân quân địch đã lặng lẽ rút về chiến khu. Những lời thơ da diết của Nguyễn Đình Thi năm ấy còn mãi trong lòng người ra đi: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội / Những phố  dài xao xác heo may / Người ra đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

 

Kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, nơi hội tụ nhiều nền văn hóa của Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Việt, Việt Nam, nơi kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo kỳ diệu của cha ông, nơi lan tỏa hồn thiêng sông núi. Tạo dựng sức sống bất diệt của dân tộc ta trong cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước rất đỗi tự hào. Hà Nội hôm nay vẫn lung linh tháp Rùa soi bóng hồ Gươm với quảng trường Ba Đình lịch sử còn vang mãi lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nơi Bác yên nghỉ - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hàng ngày nườm nượp dòng người từ bốn phương vào viếng Bác, thăm ngôi nhà sàn đơn sơ, bình dị nhưng muôn vàn thiêng liêng, ghi dấu ấn những tháng năm Bác sống và làm việc giữa lòng Thủ đô, từ ngày Hà Nội được hoàn toàn giải phóng cho đến ngày Bác ra đi vào thế giới vĩnh hằng.

 

Nhớ về Hà Nội, những ngày cách đây 60 năm, bộ đội ta tiến về rất xúc động trước cảnh bà con, mọi tầng lớp, lứa tuổi chạy ùa ra đón bộ đội với lời kêu gọi náo nức “quân ta đã về, bộ đội đã về”. Từ các làng của 5 cửa ô, đồng bào đặt hai bên đường trên bàn bày các loại hoa quả, quà của bà con đón tiếp bộ đội. Những bó hoa tươi Ngọc Hà, những nụ cười rạng rỡ thân yêu, những bàn tay nắm chặt truyền cho nhau ấm lòng người dân Thủ đô.

 

Ngày 9/1 năm đó trời mưa to nhưng sang ngày 10/10, trời quang, nắng thu ấm áp, bội đội ta tiến về, nhân dân trong các dãy phố cờ đỏ sao vàng và những bó hoa tươi đón các anh sau 9 năm trở về giải phóng Thủ đô. Trên cầu Long Biên, những tân binh viễn chinh Pháp cuối cùng lê những bước chân nặng nề của kẻ thất trận làm thủ tục rời Thủ đô Hà Nội.

 

Chào Hà Nội hôm nay, thành phố vì hòa bình - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con nguời, mảnh đất với những mốc con rực rỡ chiến công ở những thời điểm quyết chiến giữ vững nền độc lập từ Chương Dương, Hàm Tử, Đống Đa đến Điện Biên Phủ trên không.

 

Chào Hà Nội 5 cửa ô tập nập với những con đường mới, khu đô thị mới, ngôi nhà cao tầng, những cây cầu kiêu hãnh bắc qua sông Hồng, con đường trên cao. Hà Nội đang từng ngày đổi thay đang mở rộng quy hoạch. Hà Nội mở rộng, Hòa Bình trở thành tỉnh cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô. Hòa Bình có lợi thế gần Thủ đô hơn và Thủ đô có chỗ dựa vững chắc về an ninh xã hội của nhân dân các dân tộc Hòa Bình.

 

Hà Nội, Thủ đô kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng nhưng Hà Nội mang trong mình khát vọng vì hòa bình, lẽ sống nhân văn cao đẹp, phong cách hào hoa, thanh lịch làm rạng ngời truyền thống Hà Nội hơn một nghìn năm văn hiến. Giữa lòng Thủ đô nhìn ra hồ Gươm, Tượng đài Lý Thái Tổ uy nghiêm, đấng Vua anh minh nhìn mảnh đất Thăng Long rồng bay mà rời đô trị nước.

 

Kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô vẫn còn mãi trong nhân dân ta, bộ đội ta hình ảnh rộn ràng, náo nức của một thời, cờ đỏ rợp trời, đón đoàn quân chiến thắng sau Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Mùa này hoa sữa đang thoảng hương cho những đêm thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm và cũng là mùa Hà Nội vào thu gây nhiều ấn tượng làm lòng nguời ngây ngất đắm say.

 

Hà Nội giải phóng trong bài “Tiến về Hà Nội” - “Chúng ta đem vinh quang dân tộc trở về. Cả cuộc đời vui về đây. Năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về. Như đài hoa đón chào nở năm cánh đào. Chảy dòng sương sớm long lanh” của cố nhạc sĩ Văn Cao như còn vang mãi. Hà Nội kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, đây là niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao của người Hà Nội cùng cả nước, vì cả nước.

 

 

 

                                                       Tùy bút của  Văn Song

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục