Khu du lịch danh lam thắng cảnh di tích cấp quốc gia quần thể hang động núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong - huyện Cao Phong) là điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Khu du lịch danh lam thắng cảnh di tích cấp quốc gia quần thể hang động núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong - huyện Cao Phong) là điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

(HBĐT) - Nhận định về hoạt động du lịch tỉnh nhà năm 2014, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH -TT&DL cho rằng: Du lịch Hòa Bình đã có bước chuyển mình đáng kể. Tỉnh đã triển khai, thực hiện được nhiều phần việc nhằm tạo đà, thúc đẩy công tác này ngày càng đạt chất lượng cao hơn...

 

Trong công tác chỉ đạo, điều hành, tỉnh ta tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1112, ngày 7/8/2013 của UBND tỉnh về thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh; ban hành Kế hoạch số 54, ngày 26/8/2014 của UBND tỉnh về tham gia, tổ chức các hoạt động chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng giai đoạn 2014 - 2015; Kế hoạch số 76, ngày 22/10/2014 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 của tỉnh. BCĐ du lịch tỉnh ban hành Kế hoạch số 32 về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2014; chỉ đạo các huyện, thành phố tăng cường công tác QLNN đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Tỉnh tăng cường công tác quy hoạch và đã phê duyệt đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đồng thời, tỉnh ta đã tạo được sức mạnh tổng hợp trong xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh như: phối hợp với Hiệp hội lữ hành Việt Nam, Dự án EU tổ chức đón tiếp đoàn khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch tại Hòa Bình gồm hơn 70 DN lữ hành và các cơ quan báo chí trong toàn quốc; có các ấn phẩm giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch; phối hợp khảo sát các điểm tài nguyên du lịch có tiềm năng tại các huyện để xây dựng sản phẩm du lịch và thực hiện phim ký sự về du lịch “Dấu ấn Hòa Bình”. Tỉnh ta đã tham gia trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch, ẩm thực, giao lưu văn nghệ trong chương trình “Sắc xuân Tây Bắc” (Lào Cai); liên hoan du lịch làng nghề truyền thống (Hà Nội). Ngành chức năng cũng chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch bằng việc mở lớp cho nhiều địa phương có các điểm du lịch danh tiếng.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch cũng có những khởi sắc đáng mừng. Với những tiềm năng, lợi thế cũng như tầm ảnh hưởng của du lịch, tỉnh ta đã thu hút được khá nhiều dự án đăng ký và đầu tư vào phát triển du lịch, tiêu biểu như: Dự án cáp treo Hương Bình nối Chùa Hương với Chùa Tiên; mở rộng đầu tư công viên vui chơi giải trí, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng suối thác Tú Sơn (Kim Bôi); đầu tư nâng cấp Khách sạn Hòa Bình I, lên thành khách sạn tiêu chuẩn 3 sao (Công ty CP du lịch Hòa Bình) thực sự là những dấu ấn đáng mừng. Khu du lịch danh lam thắng cảnh di tích cấp quốc gia quần thể hang động núi Đầu Rồng (Cao Phong) và công trình hạ tầng du lịch Hang Luồn (Lạc Thủy) cũng hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn. Trên địa bàn huyện Mai Châu, có nhiều nét mới trong đầu tư, phát triển du lịch. Cùng với khu du lịch sinh thái Mai Châu Ecolodge tại xã Nà Phòn, nhiều khách sạn khác đã được xây dựng nơi vùng cao này. Cũng trong năm 2014, tỉnh ta đã đầu tư 2 dự án hạ tầng du lịch là bảo tồn, tôn tạo di tích Đền Bờ, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) và dự án hạ tầng du lịch tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Tại thời điểm này, tỉnh ta đã công nhận 7 điểm du lịch địa phương gồm: xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc), đảo Dừa trên lòng hồ sông Đà, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu), Du lịch sinh thái Vịt cổ xanh (Lương Sơn), bảo tàng không gian văn hóa Mường, Thủy điện Hòa Bình và làng văn hóa Việt Mường (Lương Sơn)...

 

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 341 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có 32 khách sạn, 209 nhà nghỉ và 100 nhà nghỉ cộng đồng. Riêng năm 2014, có 44 khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng và đầu tư nâng cấp đi vào hoạt động, tăng 471 phòng (trong đó có 3 khách sạn 2 sao, 2 khách sạn 1 sao được xây mới và 3 khách sạn 2 sao được nâng cấp). Tổng lượng khách thăm quan du lịch ước đạt trên 2 triệu lượt người. Trong đó, khách quốc tế 180 nghìn lượt và khách nội địa 1,82 triệu lượt, doanh thu từ du lịch ước đạt trên  700 tỷ đồng. Các điểm du lịch được du khách tìm đến vẫn là các địa chỉ đỏ: Mai Châu, Lạc Thủy, Cao Phong, Đà Bắc, TPHB, Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc... Tiềm năng và thế mạnh đó nếu tiếp tục được “đánh thức” du lịch Hòa Bình sẽ có chỗ đứng trong lựa chọn hành trình tour, tuyến, điểm của du khách trong và ngoài nước những năm tiếp theo.

 

 

 

 

                                      Bùi Huy

 

 

Các tin khác


Xã Quang Tiến sôi nổi xây dựng đời sống văn hóa

Cuối năm 2023, tuyến đường nối giữa 2 cụm dân cư thuộc xóm Đoàn Kết 1, xã Quang Tiến (TP Hoà Bình) được mở mới và cứng hóa thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, giao thương của nhân dân.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024

Chiều 16/5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024. Đây là chương trình nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức nhằm Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục