Phông rạp, khu hậu cần lấn chiếm hết đường giao thông, vỉa hè. ảnh được chụp tại đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Phương Lâm (TPHB) lúc 14 h15’, ngày 8/1/2015.

Phông rạp, khu hậu cần lấn chiếm hết đường giao thông, vỉa hè. ảnh được chụp tại đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Phương Lâm (TPHB) lúc 14 h15’, ngày 8/1/2015.

(HBĐT) - Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL của Bộ VH- TT & DL ngày 21/1/2011 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội đã nêu rõ những quy định, khuyến khích tổ chức lễ cưới với tiêu chí tiết kiệm, không vì mục đích kinh doanh, vụ lợi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không mấy đám cưới tổ chức đúng theo các tiêu chí đó, việc lấn chiếm đường giao thông làm địa điểm, tổ chức trong giờ hành chính, tình trạng tiệc cưới xa hoa, lãng phí... vẫn còn phổ biến.

 

Lễ vu quy là niềm vui, hạnh phúc của bất cứ đôi bạn trẻ nào, việc tổ chức tiệc cưới, báo hỷ là lúc đôi uyên ương ra mắt với hai bên họ hàng, bạn bè, người thân. Niềm vui đó sẽ càng trọn vẹn nếu như tiệc cưới đó thực hiện nghiêm túc nếp sống văn minh. Từ khoảng tháng 8 - 12 âm lịch, đi khắp các con đường quanh thành phố Hòa Bình, chúng ta dễ dàng bắt gặp phông rạp đám cưới được giăng, dựng khắp nơi, nhất là vào những ngày “thầy” cho là đẹp, trên địa bàn thành phố diễn ra 5 - 6 đám cưới. Điều đáng nói, hầu hết các đám cưới đều lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm địa điểm, ngay cả những đám đã đặt tiệc trong khách sạn, nhà hàng. Các phương tiện giao thông không thể lưu thông khi đi qua đường Nguyễn Huệ (phường Phương Lâm), đường Mạc Đĩnh Chi (phường Tân Thịnh), đường Phạm Hồng Thái (phường Hữu Nghị)... mỗi khi có gia đình tổ chức tiệc cưới cho con em mình. Phông rạp được dựng chiếm dụng gần hết hoặc toàn bộ lòng đường, chỉ có người đi bộ mới len lách qua đó được, bất tiện nhất là đối với các cơ quan, đơn vị trên những con đường đó, ô tô của cơ quan hay CB, CNV phải tìm giải pháp gửi xe hoặc chọn con đường khác để đến được nơi làm việc.

 

Là một công chức Nhà nước, thu nhập ở mức trung bình, với anh Nguyễn Tiến Bình (tổ 22, phường Tân Thịnh) có những thiệp mời đám cưới đã trở thành bữa “cơm bụi giá cao”. Anh chia sẻ: Với những đám cưới của người thân, bạn bè, anh sẵn sàng vui vẻ đến chia vui cùng gia đình. Tuy nhiên, không ít lần anh cầm trên tay thiệp mời được gửi lại, đọc tên nhà trai, nhà gái mãi mới có thể định hình được đó là ai, quan hệ như thế nào với mình. Người ta chỉ gửi lại thiệp mời, không một lời nhắn nhủ, gọi điện  thông báo. Tiệc cưới đó không đi thì cũng ngại, quan hệ ngoại giao nhiều khi còn chạm mặt nhau. Đa số nếu không thân quen, anh chỉ gửi tiền mừng. Trong một tháng có dăm, bảy đám cưới như vậy cũng làm “méo mặt” với công chức Nhà nước đơn thuần như anh.

 

Thời gian gần đây, xu hướng tiệc cưới được tổ chức trong các nhà hàng, khách sạn được lựa chọn nhiều. Tuy nhiên, với giá thành cao như vậy không phải gia đình nào cũng dám đăng ký. Chính vì vậy, gia đình tổ chức ngay tại nhà, việc lấn chiếm lòng đường vì thế bắt buộc phải diễn ra nếu gia chủ làm từ 70 - 150 mâm cỗ mời khách. Theo hướng dẫn của Thông tư số 04, chỉ mời khách dự tiệc cưới trong phạm vi gia đình, họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết. Có nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới đơn giản, gọn gàng khi chỉ mời họ hàng, thân thiết, tuy nhiên, có người đã lợi dụng mối quan hệ công việc, ngoại giao đã mời khách rất rộng rãi. Đi trực tiếp mời không kịp, họ nhờ hay gửi lại thiệp mời cho những khách chỉ được gọi là quen biết xã giao. Cũng chính vì vậy đã không ít đám cưới đã thừa ra hàng chục mâm cỗ khi khách không đến mà chỉ gửi quà mừng cho xong “nghĩa vụ”. Cùng với các quy định bắt buộc, khi tổ chức tiệc cưới cũng khuyến khích dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời, cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử - văn hoá và trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới, dẫu vậy, hầu hết mọi người đều không thực hiện được. Việc vi phạm giờ hành chính trong tổ chức đám cưới vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt là lợi dụng chức vụ, địa vị xã hội để mời khách tràn lan...

 

Ông Ngô Văn Lý, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình  (Sở VH-TT&DL) cho biết: Để người dân thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới không phải một sớm, một chiều, việc đầu tiên là phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là bí thư chi bộ, thủ trưởng cơ quan, trưởng thôn, bản, tổ dân phố, ban công tác mặt trận KDC về việc cưới... Tại các KDC cũng cần có những quy định cụ thể như yêu cầu các gia đình tổ chức đám cưới trong nhà văn hóa của KDC, việc sử dụng âm thanh loa đài cũng cần đúng theo thời gian quy định; tổ chức tiệc ngọt bánh kẹo thay cho tiệc mặn...

 

 

                                                                           

                                                                       Hồng Nhung

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục