Có ai đó nói rằng thời gian trôi nhanh như một tiếng thở dài, quả không sai chút nào. Mới ngày nào tháng giêng còn xanh non mơn mởn những chồi, nụ vậy mà bỗng chốc, cái rét tháng chạp chạm ngõ nhanh một cách không ngờ. Tháng chạp về đan cài biết bao nhiêu nỗi niềm. Cánh cửa tháng chạp bắt đầu khép lại cho tất thảy 12 tháng yêu thương. Có chút tiếc nuối, ngẩn ngơ và chút phấn khích đến ngỡ ngàng khi tháng chạp về.

 

Tháng chạp. Những đêm trọ học xa nhà, lòng ta thêm thổn thức nhớ về quê hương. Nhớ ngôi nhà thân yêu nằm sau đồi bạch đàn vi vu gió thổi. Nhớ nương sắn, bãi ngô và nhớ cả những đàn gà chiêm chiếp kêu mỗi tối vì rét. Tháng chạp, mẹ lúc nào cũng bận rộn. Buổi sáng, mới thấy mẹ ở trên nương, buổi chiều đã thấy mẹ ngồi góc chợ cũ với những hàng hóa của mình. Mẹ thoăn thoắt như con thoi. Ta biết mẹ đang tất bật vì một tháng chạp yêu thương và đủ đầy!

 

Tháng chạp về. Đất, trời khẽ khàng chuẩn bị đổi thay màu áo. Ngước lên bầu trời mỗi sớm mai tháng chạp, ta thấy gam màu rất khác lạ. Không là gam màu xám cũ kỹ của tháng trước, chưa hẳn là màu áo non xanh sáng bừng xuân tới. Tháng chạp bí ẩn khó gọi tên. Tất cả như đang e ấp, chỉ chờ tới phút cuối tháng chạp sẽ bùng nổ, rộn ràng.

 

Tháng chạp. Tháng lấy đà cho mùa xuân để kết tinh dồn tụ muôn ngàn thanh sắc. Nhìn kìa, những cúc vàng, cúc tím, tầm xuân,  hướng dương đang khoe sắc... Giữa muôn vàn thanh sắc, ta như lâng lâng trong nốt nhạc trầm ý thơ. Con người ta rồi cũng hòa quyện với thiên nhiên, cây cỏ và tháng chạp là cầu nối giúp ta về với thiên nhiên!

 

Tháng chạp xao xuyến những làn mưa bụi bâng khuâng. Nhớ những chiều tan học cùng bạn bè trên cung đường làng thân thuộc. Mưa rơi rơi trên tà áo dài, dính chặt  làn tóc mây phất phơ. Cả đám hò hét giang tay đón mưa. Tuổi học trò tinh nghịch, hồn nhiên quá đỗi!  Nói không quá,  mưa bụi tháng chạp là hạt ngọc trời rồi chẳng bao lâu, những bài ngô, nương sắn của mẹ lại tốt tươi!

 

Tháng chạp đỏng đảnh giống như ngày xưa ta gặp em. Chút nắng, gió rồi lại mưa. Ta ví em như tháng chạp. Em tinh khôi, hiền hậu, thẹn thùng. Nắng tháng chạp làm ửng hồng má em. Mưa tháng chạp làm mềm tóc em... rồi cũng từ nắng, mưa tháng chạp đã dệt nên câu chuyện tình yêu của chúng ta thật đẹp. Rằng em còn nhớ? Cô gái tháng chạp của ta?

 

Những ngày tháng chạp, cái rét vẫn ngòn ngọt. Trong khu vườn yêu thương bé nhỏ quê nhà, ta cùng cây cảnh thủ thỉ. Ta nghe trong từng phiến lá, từng thân cành lời thì thầm sâu lắng, lời thương nhớ nồng nàn để ta miên man trôi về miền thương nhớ ấy. Nơi sâu thẳm của con tim, nơi miền nhớ luôn thôi thúc. Khổ đau hay hạnh phúc ta đều luôn sẵn sàng vượt qua, trân quý.

 

Có độ ta ước ao, cả một năm chỉ có riêng mình tháng chạp thôi rồi thoạt nhiên thấy lòng ta tham vô tận. Chợt hiểu ra rằng, hãy để quy luật trái đất xoay tròn. Hãy tận hưởng từng khoảnh khắc tháng chạp. Sống ý nghĩa qua mỗi thời khắc để tháng chạp trôi đi muộn phiền và mang lại điều mới mẻ. Để năm sau gặp lại tháng chạp, mình lớn lên, trưởng thành hơn.

 

Bất cứ mỗi bước đi, khoảnh khắc nào của thời gian cũng khiến lòng ta xuyến xao. Nhưng tháng chạp ơi, sao mà ta yêu đến thế, nhớ đến thế. Phải chăng là ta hay hoài niệm? Hay kiếp trước ta có duyên nợ với tháng chạp để rồi chỉ cần ai đó nhắc khẽ về tháng chạp thôi cũng đủ ta xao xuyến. Ta như muốn trở về năm tháng cùng tháng chạp thương yêu. Muốn ôm trọn cả đất trời tháng chạp. Muốn tháng chạp chầm chậm, đừng trôi... ôi, tháng chạp thương yêu!

 

 

 

 

                                            Cao Văn Quyền

(Lớp 55 LT-KT, ĐH Thủy Lợi, 175, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội)

 

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục