Nhiều gia đình ở xã Chí Đạo (Lạc Sơn) lưu giữ khung cửi và nghề dệt truyền thống.

Nhiều gia đình ở xã Chí Đạo (Lạc Sơn) lưu giữ khung cửi và nghề dệt truyền thống.

(HBĐT) - Năm nay tôi định đưa mẹ đi may bộ áo dài đẹp để mặc trong dịp Tết và thỉnh thoảng đi ăn cưới con cháu hoặc liên hoan văn nghệ trong KDC nhưng mẹ thích may bộ váy Mường truyền thống. Thế là sau khi đi hỏi một vài địa chỉ chuyên may trang phục dân tộc, mẹ con tôi đã chọn may được cho mình bộ trang phục truyền thống khá ưng ý. Những bộ trang phục dân tộc được may khéo léo trên nền cơ bản của truyền thống kết hợp với cách tân.

 

Chị Nhung, chủ Nhà may Trang Nhung cho biết: Cửa hàng chị nhận may chủ yếu trang phục các dân tộc Mường, Thái, Tày, Mông, trong đó, dân tộc Mường là nhiều nhất. Vì mẹ tôi may trang phục dân tộc Mường nên chị tư vấn rất kỹ. Bộ váy được may đủ các phần chân váy dài, tang váy (cạp váy), áo cóm kèm theo cả áo yếm, dây đai, khăn đội đầu, bộ sà tích bằng bạc. Phần chân váy chị may cách tân vừa với vòng đo của người mặc nên không phải quấn nhiều vòng như trước đây. Cách may này vừa dễ mặc lại giảm bớt phần vải cuốn, váy ôm sát cơ thể, tạo độ mềm mại cho dáng váy và tăng độ eo, thon của người mặc. Riêng phần áo cóm, mẹ tôi chọn may kiểu áo truyền thống cổ tròn, có hai túi áo nhỏ hai bên ngực áo. Áo may không có cúc cài mà buông nhẹ để lộ phần hoa văn trên cạp váy khi mặc.

 

 Cô gái Mường se tơ, dệt vải

 “Là con gái phải biết thêu thùa, may vá và dệt vải” đó là lời dạy của các bà, các mẹ đối với con, cháu gái mình. Từ lúc 14, 15 tuổi, mẹ đã thành thạo với se tơ, dệt vải. Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 5 âm lịch là cả làng bắt đầu thu hoạch bông, sau đó phơi khô rồi cán bông, kéo sợi. Những năm tháng đó, dường như nhà nào cũng có khung cửi. Phần vì thời điểm đó vải để may mặc chưa sản xuất được nhiều nên chủ yếu người dân tự cung, tự cấp, phần nữa vì theo tục lệ của người Mường, trước khi về nhà chồng, con gái phải tự tay dệt từ 6 - 12 chiếc chăn, đệm làm quà cho họ hàng nhà chồng. Vì vậy gia đình nào có con gái đều phải biết se tơ, dệt vải. Những sản phẩm chăn, gối sẽ là thước đo, đánh giá sự khéo léo, chăm chỉ của các cô gái. Mẹ tôi thường bảo: Bà ngoại năm nào cũng tổ chức cuộc thi cho các cô con gái trong nhà. Ai trong năm chăm chỉ, dệt được nhiều vải và đẹp hơn sẽ được thưởng may bộ váy và hai áo mới đi chơi Tết. Mẹ là con gái cả nên luôn ý thức phải chịu khó và làm gương cho các em nên mẹ luôn cần mẫn luyện tay quay sợi thật đều để sợi chỉ mềm, mịn, đẹp và không phai.

 

Rực rỡ áo mới du xuân

Là thế hệ sinh ra và lớn lên trong no ấm, đầy đủ, chúng tôi có biết bao sự lựa chọn cho trang phục hàng ngày và ngày lễ. Nhưng khi mẹ, bà tôi nâng niu, trân trọng từng nếp áo, từng khoảnh khắc, bản sắc của quê hương, dân tộc; đặc biệt là khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống, tôi không chỉ thấy mình như duyên dáng, đằm thắm hơn mà sâu thẳm trong tim trào dâng cảm xúc tự hào dân tộc: “Là gái Mường, em chẳng rực rỡ đâu / Nét hoa văn ẩn mình trong váy em / Nếu áo em buông, hoa văn em lung liếng / Khuôn ngực em nét hoa văn đất Mường”.

 

Những câu hát ngọt ngào cứ rộn ràng trong tôi như mong mỏi muốn Tết đến thật nhanh. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ đã chọn may những bộ trang phục  truyền thống để diện trong những dịp lễ, tết; chứng kiến chị chủ tiệm may tất bật và lo lắng không biết có kịp may xong hết số hàng khách đặt không, tôi bỗng thấy vui, phấn khởi lạ thường. Những bộ váy, áo mới của mỗi chúng tôi như góp phần tạo nên một mùa xuân mới ấm áp, yêu thương. Mùa xuân đã đến thật gần, đẹp và ý nghĩa  biết bao.

 

 

                                                                           

                                                                      Hồng Duyên

 

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục