II. Những điểm mới về kết cấu hạ tầng đường bộ

1. Quy định phân loại đường bộ theo cấp quản lý và phân loại đường bộ theo chức năng phục vụ. Trong đó, có bổ sung mới loại "đường thôn” thuộc đường giao thông nông thôn vào hệ thống đường bộ, do địa phương quản lý.

2. Để phù hợp với điều kiện thực tế, hạn chế việc thu hồi đất vì sẽ tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, Luật đã "quy định mở” về quỹ đất dành cho giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị từ 11% đến 26%, đô thị có yếu tố đặc thù thì tỷ lệ đất dành cho giao thông tối thiểu đạt 50% tỷ lệ đất quy định nói trên (Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16 - 26%).

3. Quy định về yêu cầu, vị trí xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo; yêu cầu, trách nhiệm của các chủ thể khi xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.

4. Quy định về công trình an toàn giao thông; phân định rõ tốc độ thiết kế của đường, tốc độ khai thác trên đường bộ; trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình đường bộ; các trường hợp kết nối giao thông; quy định về trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác, sử dụng và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ.

5. Quy định trạm dừng nghỉ, bến xe phải có hệ thống sạc điện cho phương tiện giao thông cơ giới sử dụng năng lượng điện; quy định về giao thông thông minh; quy định thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác; quy định về thanh toán điện tử giao thông. Riêng đối với bãi đỗ xe đô thị thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

Trong Luật này có riêng 1 chương mới, quy định về Đường bộ cao tốc gồm 12 điều. Đây là chương đặc biệt quan trọng quy định cơ chế chính sách đột phá chiến lược về đường cao tốc, tháo gỡ các vướng mắc trong việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách để nâng cấp các tuyến cao tốc, tạo hành lang pháp lý để đạt được mục tiêu đến năm 2030, cả nước có 5.000 km đường cao tốc.

6. Quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn và ứng dụng khoa học công nghệ trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành khai thác đường cao tốc.

7. Quy định về tạm dừng khai thác đường cao tốc; trạm dừng nghỉ, điểm dừng, đỗ xe trên đường cao tốc; trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường; thông tin trên đường cao tốc.

III. Những điểm mới về vận tải đường bộ

1. Các quy định về hoạt động vận tải đường bộ, làm rõ hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động vận tải nội bộ để có những điều tiết phù hợp giữa 2 loại hình này.

2. Quy định về hoạt động vận chuyển bệnh nhân bằng xe cứu thương, đưa đón học sinh bằng xe ô tô; dịch vụ cho thuê phương tiện; dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ; ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải bằng xe ô tô.

3. Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ.

4. Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ.

5. Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

6. Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.

7. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.


 

Minh Phượng (TH)

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Đồng hành với người tái hoà nhập cộng đồng trên con đường hướng thiện

Xác định công tác tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thực hiện chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT), đồng thời góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tái phạm tội. Những năm qua, các ban, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương đã phối hợp thực hiện và đạt được những kết quả tích cực.

Xã Hoà Sơn xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

Là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” của Công an huyện Lương Sơn, Công an xã Hoà Sơn vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng "Cờ thi đua xuất sắc” năm 2024. Đó là kết quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng từ cơ sở, huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân tham gia đảm bảo an ninh, trật tự. Qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Công an mời một số chủ tài khoản bình luận sai sự thật, trái chiều, phản cảm trên mạng xã hội làm việc

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình về gọi hỏi, đấu tranh, làm rõ một số tài khoản Facebook cá nhân đăng, bình luận thông tin sai sự thật, trái chiều, phản cảm trên các trang mạng xã hội liên quan đến việc một số cán bộ của tỉnh gương mẫu, tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sắp xếp nhân sự theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Bộ Chính trị, lực lượng Công an đã triệu tập một số trường hợp.

8 xã, phường trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh đã ký Quyết định số 11- QĐ/BCĐ, ngày 24/1/2025 quyết định về việc phê duyệt địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, thực hiện chuyển hóa trong năm 2025.

Rà soát, đánh giá các vụ việc liên quan đến công tác giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện 

Ngày 7/2, Công an tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình liên quan đến công tác giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện tập trung đông người và giải pháp ngăn chặn phát sinh các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Đại tá Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì hội nghị.

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Kim Bôi: Điểm sáng trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

Năm 2024, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Kim Bôi đã hoàn thành 75 chỉ tiêu và hoàn thành vượt mức 41 chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, được Viện trưởng VKSND tối cao tặng cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân. Đơn vị được công nhận tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 2 đồng chí đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục