(HBĐT) - Hiện nay, Hòa Bình là một trong những điểm nóng nhất miền Bắc trong đợt nắng nóng kéo dài trên diện rộng với nhiệt độ ngoài trời có nơi lên tới 40 độ C. Người dân đều lựa chọn cho mình cách tránh nắng nóng riêng và tắm sông, suối, bể bơi là cách "giải nhiệt” được nhiều người ưa thích với thời tiết như thế này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng tắm ở sông, suối hay bể bơi đều tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh và đặc biệt là đuối nước đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.


Chúng tôi có mặt tại bờ sông Đà khu vực gần sau khách sạn AP-Plaza vào lúc 4h chiều khi mặt trời còn đang phả ánh nắng chói trang, nóng rát làn da. Lúc này đã khá nhiều người dân rủ nhau đi tắm sông. Chị Nguyễn Ngọc Ánh, tổ 16, phường Tân Thịnh (TPHB) cho biết: Từ đầu hè đến giờ, ngày nào 2 vợ chồng chị cũng cho 2 con đi tắm sông vào mỗi buổi chiều. Hôm nay, gia đình có thêm người cháu ở quê lên chơi cũng cho đi tắm cùng. Lũ trẻ nhà chị, mặc dù chưa biết bơi nhưng thích tắm sống lắm. Hai vợ chồng tranh thủ đi tắm dạy bơi cho trẻ con luôn. Mỗi người đều được trang bị áo phao bơi. Gia đình chị chỉ tắm buổi chiều, nhiều người còn duy trì thói quen tắm sông vào buổi sáng nữa… Theo quan sát của chúng tôi, năm nay không đông người tắm sông như các năm. Dọc theo bờ sông, đa số người dân đều mặc áo phao, cá biệt có một số người không có áo phao. Nhiều người cho rằng mặc áo phao là an toàn tuyệt đối. Tuy vậy, với thời tiết lại nắng nóng, oi bức thế này, từ trên bờ ngâm mình luôn xuống dòng nước lạnh nguy cơ sốc thân nhiệt, chuột rút, đuối nước có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Đó là chưa kể những ẩn họa khó lường khác dưới lòng sông như bước vào chỗ rong rêu trơn trượt, những điểm khai thác cát gây sụt nún, dòng nước xoáy chảy siết… Sông cũng là nơi tiếp nhận nhiều nước thải từ khu dân cư, khu công nghiệp chưa qua xử lý dễ gây bệnh cho người tắm, bơi.


Người dân cần cẩn trọng khi bơi ngoài sông, suối để bảo vệ sức khỏe, tránh nguy cơ đuối nước (Ảnh chụp tại bờ sông Đà khu vực phường Thịnh Lang (TPHB).

Nhiều người lại lựa chọn các bể bơi để tắm mát vì cho rằng an toàn hơn. Trên địa bàn thành phố Hòa Bình, hiện nay có khá nhiều lựa chọn cho những ai thích bơi, tắm trong bể như: bể bơiV’star, bể bơi do Sở VH-TT&DL quản lý, bể bơi ở Trung tâm TTN hay một số bể bơi ở trường học được đầu tư. Những ngày nắng nóng cao điểm như thế này, các bể bơi luôn trong tình trạng quá tải với hàng trăm lượt người đến tắm. Bể bơi lúc nào cũng đông nghịt người nhưng hầu như không thấy ai khởi động hay tắm tráng trước khi xuống bể. Nhìn nước bể trong xanh là thế nhưng nhiều chuyên gia nghiên cứu về nguồn nước tại các bể bơi lại có nhận xét là nước bể bơi rất bẩn, trong đó có chứa các vi khuẩn độc hại có thể gây ra một số bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bình thường mỗi người vào bể bơi mang theo rất nhiều vi khuẩn. Bể bơi càng đông càng bẩn là mầm của các bệnh đau mắt đỏ, tiêu chảy, lỵ, viêm não mô cầu lây lan và phát triển nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Trên địa bàn tỉnh ta có khá nhiều sông, hồ, suối. Nhiều vùng quê vẫn duy trì thói quen tắm sông, suối, đặc biệt là mùa mưa lũ. Tình trạng lũ ống, lũ quét đầu nguồn chảy về gây tai nạn đuối nước làm nhiều người tử vong, trong đó chủ yếu là trẻ em. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, năm 2017, toàn tỉnh có 39 trẻ em tử vong do đuối nước. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 12 vụ đuối nước.

Như vậy, hiện nay, hầu hết các điểm bơi trên sông, suối thường tự phát, không có biển cảnh báo, không có nhân viên cứu hộ túc trực, do đó khi tắm, bơi chỉ cần một chút sơ sẩy có thể khiến người bơi bị đuối nước, dễ tử vong. Để giảm thiểu các nguy cơ gây đuối nước, đặc biệt đối với trẻ em, theo đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hiến, Trưởng phòng Trẻ em- Bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH) cần trang bị cho các em kỹ năng an toàn khi trong môi trường nước như học bơi theo trường lớp có người quản lý hoặc do người lớn hướng dẫn; học các kỹ năng xử lý tình huống nguy hiểm khi đang bơi như bị chuột rút, khi bị người đuối nước bán víu, khi bơi vào cùng xoáy, không bơi vào ở những nơi nước chảy mạnh, nguy hiểm. Thực hiện đúng các quy định an toàn khi bơi tại bể bơi và bãi tắm công cộng. Hạn chế bơi ngoài sông, suối, những nơi ô nhiễm để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nên tìm đến các bể bơi đảm bảo vệ sinh, có nhân viên cứu hộ. Đeo kính bơi, nhỏ mắt và tai khi bơi xong. Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi bơi bằng xà phòng diệt khuẩn để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.


Hương Lan

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục