(HBĐT) - Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Trung thu, thời điểm này, thị trường bánh trung thu khá sôi động bởi sự góp mặt của những chiếc bánh được làm thủ công (handmade). Bánh trung thu handmade đang trở thành một trào lưu trong xã hội và là xu hướng lựa chọn của nhiều người.


Trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, bánh trung thu bán online giới thiệu khá phong phú. Để thu hút khách, các chủ hàng đã sáng tạo nhiều mẫu mã đẹp cho bánh. Một điểm khiến nhiều người tiêu dùng yêu thích bánh trung thu handmade là bánh được làm thủ công, không sử dụng chất bảo quản, nguồn nguyên liệu sạch, rõ nguồn gốc.

Chị Nguyễn Thị Huyền, đường Tăng Bạt Hổ, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) chia sẻ: Đã 3 mùa trung thu, tôi chỉ lựa chọn bánh handemade để tặng người thân, bạn bè và thưởng thức cùng gia đình. Những chiếc bánh này có độ ngọt vừa phải, hương vị hấp dẫn, nguyên liệu làm bánh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vỏ bánh được tạo màu từ rau, củ, quả, không sử dụng chất tạo màu. Tuy mẫu mã bao bì của dòng bánh handmade không quá sang trọng, độc đáo như các thương hiệu lớn nhưng vẫn đủ lịch sự để phục vụ nhu cầu biếu, tặng thông thường.


Chị Đỗ Mỹ Hạnh, xóm 3, xã Tử Nê (Tân Lạc) làm bánh trung thu handmade phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Gia nhập thị trường bánh trung thu handmade 3 năm nay, chị Đỗ Mỹ Hạnh, người làm bánh handmade ở xóm 3, xã Tử Nê (Tân Lạc) với tên gọi quen thuộc "Mẹ Tôm" đã khẳng định được chất lượng với nhiều người tiêu dùng và có một lượng khách hàng ổn định. Chị Hạnh cho biết: Bánh trung thu handmade nhận được nhiều sự ủng hộ của người tiêu dùng vì bánh được làm thủ công từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến công đoạn tạo hình, nướng bánh. Tuy nhiên, là bánh tự làm nên có thời hạn sử dụng khá ngắn. Bánh nướng có hạn sử dụng trong 5 - 7 ngày, còn bánh dẻo hạn sử dụng chỉ được 3 - 5 ngày. Khách hàng đặt đến đâu tôi mới làm đến đó nên khi khách nhận bánh vẫn luôn trong tình trạng mới, tươi ngon. Trung bình bánh được bán với giá 40.000 - 60.000 đồng/chiếc tuỳ trọng lượng và loại nhân. Hiện tại, dù chưa đến rằm tháng 8 nhưng mỗi tuần, tôi làm trả khách khoảng 100 chiếc bánh trung thu các loại.

Cũng là người làm bánh trung thu handmade, chị Nguyễn Thị Thùy Dung, số nhà 24, đường Lê Văn Tám, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) cho biết: Năm nay, chưa vào rằm tháng 8, nhưng khách quen từ những năm trước đã đặt hàng khá nhiều. Tôi luôn cân nhắc kỹ khi chọn lựa nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo khách hàng sử dụng sản phẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi đối với người làm bánh handmade, chất lượng sản phẩm, sự hài lòng khi trải nghiệm của khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định thành công. Khách hàng khi mua bánh nên chú ý đến hạn sử dụng của bánh. Nên chọn mua bánh trung thu handmade ở những địa chỉ uy tín, từ người quen biết để đảm bảo sức khỏe cũng như yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Dù chỉ xuất hiện trên thị trường trong tỉnh vài năm gần đây, nhưng qua từng năm, bánh trung thu handmade có nhiều cải tiến cả về mẫu mã lẫn công thức chế biến. Nhân bánh đa dạng từ nhân thập cẩm tới các loại nhân nhuyễn được làm từ đậu xanh, mè đen, hạt sen, trà xanh, thậm chí là cả những loại quả, củ như khoai lang, bí đỏ, sầu riêng, chanh leo. Màu sắc của vỏ bánh được tạo ra từ hoa đậu biếc, bột trà xanh, củ rền, gấc, lá dứa, tinh than tre.

Với óc sáng tạo, đôi tay khéo léo của người làm bánh, những chiếc bánh trung thu handmade ngày càng trở nên gần gũi với người tiêu dùng, nhất là với những "khách hàng nhí" bởi những chiếc bánh nhiều hình thù, màu sắc như lợn, thỏ, cá, ô tô. Bên cạnh đó, bánh được bán từ khá sớm, thậm chí có thể đặt mua quanh năm nếu khách có nhu cầu. Vì vậy, hiện nay, bánh trung thu handmade đã có một lượng khách hàng nhất định.


Thu Hằng


Các tin khác


Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục