(HBĐT) - Khắp các miền quê trải dài màu xanh trù phú; nhà cao tầng, nhà mái ngói ở vùng nông thôn mọc lên san sát; hạ tầng điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng; hệ thống thương mại - dịch vụ phát triển... Đó là diện mạo của quê hương Mường Động (Kim Bôi) hôm nay với những bước chuyển mang dấu ấn mạnh mẽ.



Nông dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) chuyển đổi ruộng 1 vụ sang trồng thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế vượt trội.

Ở độ tuổi xưa nay hiếm, cụ Bùi Thị Ngảnh ở xóm Vố, xã Kim Bôi từng trải qua bao năm dài khó nhọc và chứng kiến những đổi thay trên mảnh đất này. Cụ bảo, trước kia, người dân ở các xóm, làng đều khó khăn như nhau, lo đủ lương thực để ăn là tốt lắm rồi. Thời kỳ đó, muốn mua nhu yếu phẩm như dầu thắp, muối ăn phải đạp xe mấy cây số và chờ đến phiên chợ... Giờ thì cuộc sống đã hơn cả bội phần. Đường từ xóm Vố ra đến chợ trung tâm thị trấn Bo trải nhựa, xe nào, xe nấy chạy bon bon. Bất cứ khi nào cụ muốn đi chơi chợ là con cháu lại chở xe máy đến tận nơi. Quanh xóm cũng không thiếu các cửa hàng tiện lợi cung ứng những mặt hàng thiết yếu. Ngoài nghề nông, một số thanh niên còn mạnh dạn chuyển hướng làm ăn, mở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Thậm chí, trên địa bàn có cả trung tâm điện máy, salon tóc, các cơ sở làm đẹp... hướng đến xu thế tiêu dùng.

Để tạo nên những đổi thay ở vùng Mường Động, không thể không nhắc tới những bước tiến dài của nông nghiệp, nông thôn. Cách đây khoảng mươi năm, người dân còn chú trọng phần nhiều cây lúa thì hiện nay, nhiều cây trồng có tiềm năng, lợi thế, giá trị kinh tế cao được đưa vào thay thế. Từ đây, vùng trồng mía tím được mở rộng ở nhiều xã như Vĩnh Tiến, Tú Sơn. Các xã: Vĩnh Đồng, Đú Sáng, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa tích cực chuyển diện tích trồng lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng bí xanh, bí đỏ, mướp đắng lấy hạt. Một số hộ bắt đầu chuyển hướng sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như ổi, táo, thanh long. Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã hình thành những vùng trồng nhãn đặc sản và cây ăn quả có múi tập trung tại các xã: Xuân Thủy, Vĩnh Tiến, Kim Lập, Hùng Sơn, Kim Bôi với quy mô hàng trăm ha. Công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được thực hiện thành công, đồng thời, huyện xây dựng, phát triển được 2 thương hiệu sản phẩm là nhãn Sơn Thủy và cam Mường Động.

Thành tựu trong lĩnh vực CN-TTCN của địa phương cũng rất đáng kể với mức tăng trưởng bình quân đạt 10,1%. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng tốt nhu cầu, trong đó, các sản phẩm nước khoáng, chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, gia công các mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng đã khẳng định được chỗ đứng, sức cạnh tranh trên thị trường. Trên địa bàn hiện có 165 doanh nghiệp, 35 HTX. Hoạt động của các doanh nghiệp có đóng góp quan trọng cho phát triển KT-XH ở địa phương. Đối với HTX chủ yếu hoạt động về dịch vụ nông nghiệp. Một số HTX tích cực tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Không ít sản phẩm của các HTX đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao.

Tận dụng lợi thế vùng đất "chén vàng", huyện đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ với các điểm đến hấp dẫn như: V-resort Vĩnh Tiến, Serena Kim Bôi, suối khoáng Kim Bôi... Có 5 điểm du lịch đang khai thác, hoạt động hiệu quả, 6 dự án đã được phê duyệt, đang tiến hành đầu tư xây dựng. Tổng lượt du khách đến với huyện năm 2019 đạt 280.000 lượt, doanh thu 200 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 5%. Đến năm 2020, tổng giá trị thu nhập từ ngành dịch vụ đạt 2.454 tỷ đồng, tăng gấp 1,63 lần so với năm 2015, chiếm 61% trong cơ cấu thu nhập của huyện.

Đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện phấn khởi cho biết: Đồng hành với những đổi thay trên quê hương Mường Động là Chương trình MTQG xây dựng NTM, các chương trình, dự án từ chính sách dân tộc, giảm nghèo bền vững đã, đang được triển khai hiệu quả tại địa phương. Hết năm 2019, toàn huyện có 10/27 xã nông thôn mới. Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, bình quân tiêu chí nông thôn mới cả huyện đạt 14,1 tiêu chí/xã. Tỷ lệ đô thị hóa sau sáp nhập cũng tăng lên 16,4%. 100% hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện cung cấp cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng rộng khắp, tất cả trung tâm các xã đều có điểm truy cập internet, mạng truyền dẫn cáp quang.

Các kết quả cụ thể, sinh động khác minh chứng cho những khởi sắc về KT-XH của địa phương như: thu nhập bình quân đầu người đạt 33,8 triệu đồng, cao gấp 2,35 lần so với năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5,06%/năm; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%; về công tác GD&ĐT, đã đầu tư xây mới 20 trường chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường được công nhận đạt chuẩn lên 43 trường; có 80% hộ gia đình văn hóa, 81% khu dân, 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi, 98% dân số tham gia BHYT...


Bùi Minh


Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Yên Thủy

Ngày 4/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Yên Thủy. 

Tri ân anh hùng, liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình

Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình những ngày này nhiều gia đình liệt sỹ, cán bộ và nhân dân, đoàn viên - thanh niên đến thăm viếng. Nghĩa trang được quy hoạch trên ngọn đồi thuộc phường Dân Chủ, TP Hòa Bình, bên rừng cây gió thổi vi vu ngày đêm. Trước đây nghĩa trang thuộc phường Phương Lâm, sau đó được quy hoạch, đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 4,2ha tại phường Dân Chủ.

Gần 2.000 trẻ em được khám sàng lọc, hội chẩn bệnh lý tim mạch miễn phí

Ngày 3/5, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E, UBND huyện Đà Bắc phối hợp tổ chức chương trình khám sàng lọc, hội chẩn bệnh lý tim mạch miễn phí cho trẻ em từ 0 - 16 tuổi trên địa bàn hai xã Cao Sơn, xã Mường Chiềng.

Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 3/5, Hội đồng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp cùng Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND TP Hòa Bình tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2024. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng ATVSLĐ tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh...

Lo ngại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S phải dừng hoạt động

Trước thực tế Trung tâm Đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hoà Bình sẽ phải tạm dừng hoạt động, mới đây, Sở GTVT đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc để duy trì hoạt động, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.

Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Thủy: Tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Thủy tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, sơ cấp cứu, cứu trợ đột xuất, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nhất là tại các xã ven sông Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục