(HBĐT) - Trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại đang diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2016 đến tháng 6/2021 đã ghi nhận 125 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục (XHTD). Trong 10/10 huyện, thành phố đều xảy ra các vụ việc XHTD.


Xã Mường Chiềng (Đà Bắc) quan tâm tạo sân chơi bổ ích cho trẻ em dịp hè 2021.

Ngày 23/1/2021, lực lượng chức năng đã tiếp nhận, xử lý thông tin vụ việc cháu X.T.P (SN 2013), trú tại thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) bị chính ông nội là X.V.P (SN 1943) nhiều lần XHTD trong khoảng từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2020. Hai vụ việc khác được tố giác trong cùng thời điểm tháng 1 tại xã Đoàn Kết (Đà Bắc), gồm vụ việc đối tượng L.V.K (SN 2009) hiếp dâm cháu Đ.T.MT (SN 2017); đối tượng B.T.A (SN 2007) xâm hại cháu L.T.L.A (SN 2015).

Đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH chia sẻ: Không chỉ gây ra cho các em vết sẹo trên thân thể, tội phạm XHTD còn khiến trẻ phải chịu những vết thương lớn về mặt tinh thần. Đối tượng phạm tội rất đa dạng, chủ yếu là người quen biết, hàng xóm, thậm chí là người ruột thịt, thân thích trong gia đình. Có những đối tượng chưa đủ 14 tuổi nhưng cũng có đối tượng đã 70 - 80 tuổi. Đây là hậu quả thể hiện sự suy đồi, xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội, gây phẫn nộ, bức xúc gay gắt trong dư luận quần chúng. Đặc biệt, có những trường hợp, đối tượng sau khi hiếp dâm đã có hành vi giết người nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình. Có đối tượng lợi dụng việc nạn nhân là người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để phạm tội. Một số đối tượng còn sử dụng những hình ảnh nhạy cảm của bị hại để ép buộc bị hại phải quan hệ tình dục trái ý muốn.

XHTD trẻ em gây hoang mang, bất bình trong Nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình ANCT - TTATXH tại địa phương. Qua phân tích cách thức, thủ đoạn phạm tội, các đối tượng thường lợi dụng lúc trẻ ở nhà một mình hoặc ở những nơi vắng vẻ, dụ dỗ các cháu đi chơi, cho tiền... để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện hành vi xâm hại. Có trường hợp làm quen qua mạng xã hội, phát sinh yêu đương hoặc có trường hợp đối tượng cho trẻ uống rượu, uống chất kích thích khác nhằm dễ bề xâm hại.

Hỗ trợ, can thiệp khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, hoặc bị xâm hại là một trong những nhiệm vụ đang được các ngành, các cấp tích cực triển khai. Ngay khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan chức năng đã phối hợp cơ sở khám, chữa bệnh kịp thời hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và phục hồi sức khỏe cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Phối hợp nhà trường, cơ sở giáo dục vận động, giúp đỡ trẻ nhanh chóng hòa nhập với bạn bè và môi trường học tập. Đến nay, đã hỗ trợ và can thiệp cho 123 trường hợp trẻ em bị XHTD. Việc hỗ trợ về tinh thần, vật chất đối với trẻ em bị XHTD đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Qua đó, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ. Bảo đảm các vụ việc xâm hại được xử lý dứt điểm, kịp thời, tạo niềm tin, cảm giác an toàn, được bảo vệ, chia sẻ cho trẻ và gia đình có trẻ bị xâm hại.

Có một thực tế là nhận thức của các gia đình và cộng đồng về tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em còn hạn chế. Kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ chưa thật đầy đủ. Thêm vào đó, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nhiều bậc cha mẹ phải lo bươn chải kiếm sống nên không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái, dẫn đến việc sao nhãng hoặc bỏ mặc trẻ. Tỉnh đang triển khai các giải pháp cấp bách nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Theo đó, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện nghiêm Luật Trẻ em, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em... Đẩy mạnh hoạt động phối hợp liên ngành về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là công tác phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, XHTD trẻ em. Xây dựng, lồng ghép thực hiện các chính sách trợ giúp, các quyền trẻ em nói chung. Ưu tiên chính sách trợ giúp có điều kiện cho các nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Bên cạnh việc tăng cường các thiết chế văn hóa, thể thao phù hợp cho trẻ, tỉnh duy trì, nhân rộng mô hình thực hiện các quyền trẻ em, như: Ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn; mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như: Diễn đàn trẻ em, Hội đồng trẻ em, CLB trẻ em, chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện.

 

Bùi Minh


Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục