(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biện pháp xử lý rác thải, đất, nước thải để bảo vệ môi trường nước vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.

Trả lời:

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường kiểm soát ô nhiễm, kiểm soát các nguồn thải để bảo vệ môi trường nói chung và môi trường hồ thủy điện nói riêng. Bởi, 3 hồ thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu không chỉ có ý nghĩa về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn nước cho đồng bằng sông Hồng. Theo đó, công tác bảo vệ môi trường nước 3 hồ thủy điện gắn liền với công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông liên tỉnh. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục các sông liên tỉnh tại Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 trong đó quy định lưu vực sông Đà là phụ lưu cấp I của sông Hồng, phần liên quan đến 3 hồ thủy điện bao gồm 34 huyện thuộc 6 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt về bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm túc theo phân cấp từ trung ương đến địa phương. Các địa phương đều có chương trình quan trắc hàng năm để giám sát chất lượng môi trường nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai Chương trình quan trắc môi trường Quốc gia tại sông Đà. Tại đầu nguồn sông Hồng (khu vực thành phố Lào Cai), Thủ tướng Chính phủ đã có Đề án về hệ thống các trạm quan trắc nước xuyên biên giới để có thể theo dõi, giám sát thường xuyên chất lượng nước và có các giải pháp ứng phó kịp thời khi có sự cố ô nhiễm xảy ra.

Để tăng cường công tác quản lý, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường lưu vực sống Đà nói chung và vùng hồ thủy điện nói riêng, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp như: rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm soát ô nhiễm từ các hoạt động KT-XH, nhất là từ khu vực khai thác khoáng sản, ô nhiễm môi trường khu dân cư, sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường của cộng đồng và doanh nghiệp, tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát liên ngành về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường huy động nguồn vốn cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường.


                                                                            L.N (TH)


Các tin khác


Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, trâu, bò, lợn

Bà Nguyễn Thị Luyến (Yên Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết quy định về rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, trâu, bò, lợn?

Những hành vi làm sai lệch, hủy hoại di sản văn hóa

Bà Nguyễn Thị Hoa (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những hành vi nào làm sai lệch, hủy hoại di sản văn hóa (DSVH)?

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Bà Lê Thị Thu (Cao Phong) hỏi: Đề nghị cho biết quy định pháp luật về nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình?

Thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Bà Nguyễn Thị Hải (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao được quy định như thế nào?

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Ông Nguyễn Hòa (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những dữ liệu cá nhân nào được coi là nhạy cảm?

Giải đáp pháp luật: Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ông Phạm Hùng (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết việc nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục