(HBĐT) - 1. Cử tri kiến nghị: Đề nghị tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 để có đánh giá đầy đủ, khách quan kết quả thực hiện Nghị quyết cũng như giải quyết hài hòa các vấn đề phát sinh, đảm bảo hiệu quả trong việc sáp nhập.

Ủy ban Pháp luật trả lời: Năm 2022, UBTVQH đã thực hiện chuyên đề giám sát việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021. Việc giám sát về nội dung này đã được UBTVQH tiến hành từ tháng 8/2021 - 9/2022 và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả của việc giám sát là cơ sở để UBTVQH xem xét, đánh giá về mức độ phù hợp của các quy định về tiêu chuẩn của ĐVHC, từ đó ban hành Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15, ngày 21/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/ UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của UBTVQH về phân loại đô thị và ban hành Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15, ngày 21/9/2022 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị quyết số 1211/2016/ UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của UBTVQH về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; đồng thời xem xét, đánh giá về quy trình thực hiện sắp xếp các ĐVHC trong giai đoạn 2019-2021 để rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo, đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục vướng mắc, bất cập, từ đó ban hành Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15, ngày 12/9/2022 về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Kết quả giám sát còn đóng góp cơ sở cho việc báo cáo Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 48-KL/TW, ngày 30/1/2023 về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 và chuẩn bị để UBTVQH, Chính phủ và các cơ quan có liên quan tiếp tục ban hành các văn bản làm cơ sở cho việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC giai đoạn này.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong quá trình thực hiện tiếp theo, Ủy ban Pháp luật sẽ tham mưu với UBTVQH tiếp tục giám sát thường xuyên để đánh giá các kết quả của việc thực hiện chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã một cách toàn diện, đầy đủ.

2. Cử tri kiến nghị: Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 116/2016/ NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ thì học sinh tiểu học và trung học cơ sở (TH&THCS) phải bảo đảm một trong các điều kiện sau mới được hưởng chế độ bán trú: "a) Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú; b) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đang học tại các trường TH, THCS thuộc xã khu vực III, thôn ĐBKK vùng dân tộc và miền núi; các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh THCS hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá; c) Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn ĐBKK vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường TH, THCS thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này”. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều học sinh bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn ĐBKK vùng dân tộc và miền núi nhưng lại theo học tại các trường TH, THCS đóng trên địa bàn thuộc xã khu vực I vùng dân tộc và miền núi nên các em không được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định này. Đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ để các đối tượng nêu trên được hưởng chế độ bán trú, tránh thiệt thòi và giảm bớt khó khăn cho các em.

Bộ GD&ĐT trả lời: Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT tham mưu xây dựng Nghị định quy định chính sách cho học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo và cơ sở giáo dục có học sinh hưởng chính sách (thay thế Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn ĐBKK và Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT, ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT ban hành quy định một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường dân tộc nội trú, trường dự bị đại học).

Bộ GD&ĐT đang triển khai thực hiện quy trình, thủ tục xây dựng Nghị định theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình soạn thảo, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng để phù hợp với thực tiễn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khả năng cân đối ngân sách của Nhà nước.

H.L (TH)


Các tin khác


Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Bà Lê Thị Thu (Cao Phong) hỏi: Đề nghị cho biết quy định pháp luật về nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình?

Thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Bà Nguyễn Thị Hải (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao được quy định như thế nào?

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Ông Nguyễn Hòa (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những dữ liệu cá nhân nào được coi là nhạy cảm?

Giải đáp pháp luật: Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ông Phạm Hùng (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết việc nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?

Chính sách đối với phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Ông Nguyễn Hiền (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách của Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao như thế nào? Trả lời:

Các trường hợp giám định lại thương tật cho thương binh

Ông Nguyễn Hải (Mai Châu) hỏi: Đề nghị cho biết thương binh được khám giám định lại thương tật trong trường hợp nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục