(HBĐT) - Cử tri hỏi: Việc huy động nguồn lực đóng góp từ bên ngoài cho công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua chưa thực hiện được do chưa có chính sách cụ thể để thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở. Đề nghị tiếp tục quan tâm bố trí nguồn kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.


Bộ Tư pháp trả lời: Thời gian qua, Bộ Tư pháp đã tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư hướng dẫn về quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6/10/2023. Theo đó, Thông tư đã điều chỉnh tăng một số mức chi của công tác hòa giải ở cơ sở như chi thù lao cho hòa giải viên đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ việc hòa giải là 300.000 đồng/vụ việc; trường hợp vụ việc hòa giải thành theo Điều 24 - Luật Hòa giải ở cơ sở là 400.000 đồng/vụ việc; chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải khi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của tổ hòa giải là 150.000 đồng một tổ hòa giải/tháng.

Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 đã quy định rõ về chính sách khuyến khích, tăng cường vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Trong đó, tại khoản 3, Điều 5 của Luật Hòa giải ở cơ sở quy định "khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ cho hoạt động hòa giải cơ sở”. Trên cơ sở đó, tại Điều 3, Nghị định số 15/2014 NĐ-CP, ngày 27/2/2014 của Chính phủ đã quy định cụ thể chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Thực hiện quy định này, nhiều địa phương đã chủ động thực hiện các hoạt động thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở bằng các hình thức như ký kết các chương trình/ quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp với MTTQ Việt Nam cùng cấp, với các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư cùng cấp… và nhiều hình thức huy động sự đóng góp kinh phí cho công tác này tại một số địa phương.

 Đ.T (TH)


Các tin khác


Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, trâu, bò, lợn

Bà Nguyễn Thị Luyến (Yên Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết quy định về rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, trâu, bò, lợn?

Những hành vi làm sai lệch, hủy hoại di sản văn hóa

Bà Nguyễn Thị Hoa (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những hành vi nào làm sai lệch, hủy hoại di sản văn hóa (DSVH)?

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Bà Lê Thị Thu (Cao Phong) hỏi: Đề nghị cho biết quy định pháp luật về nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình?

Thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Bà Nguyễn Thị Hải (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao được quy định như thế nào?

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Ông Nguyễn Hòa (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những dữ liệu cá nhân nào được coi là nhạy cảm?

Giải đáp pháp luật: Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ông Phạm Hùng (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết việc nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục