Ngày 2/4/1975, Tổng cục Chính trị điện gửi các chiến trường, các quân chủng, binh chủng về công tác chính trị trước thời cơ chiến lược mới, động viên bộ đội xốc tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Xe tăng quân giải phóng tiến vào Nha Trang (Khánh Hòa), ngày 2/4/1975. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tại Khánh Hòa, trước khí thế tiến công mạnh mẽ của quân và dân ta, công chức, cảnh sát tại thành phố Nha Trang bỏ chạy. Sáng 2/4, sư đoàn 10 (quân đoàn 3) áp sát phía bắc thành phố Nha Trang. 15 giờ, đội hình sư đoàn có xe tăng dẫn đầu tiến vào giải phóng thành phố. Nhân dân thành phố nô nức đón chào Quân giải phóng. Cùng với sân bay và thành phố Nha Trang, vùng nông thôn các huyện Vĩnh Xương, Diên Khánh và thành Diên Khánh cũng được giải phóng.
Tại Đà Lạt, quân địch đồn trú tại đây đã rút, song trung đoàn 812 (quân khu 6) phát triển chậm, sáng 2/4 mới tiến đến Đức Trọng. Học sinh, sinh viên và quần chúng cách mạng tự động chiếm giữ một số khu vực ở trung tâm Đà Lạt và tổ chức canh gác, bảo vệ một số cơ sở trong yếu trong thị xã như Sở Địa dư, Viện Nguyên tử, nhà máy điện...
Tại Chơn Thành - đường 13, các cánh quân địch tháo chạy khỏi chi khu quân sự này đều bị ta chặn lại. Các đơn vị Quân giải phóng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Lực lượng vũ trang địa phương cùng nhân dân phối hợp bộ đội chủ lực vây bắt địch tháo chạy. Ta giải phóng chi khu quân sự Chơn Thành, thu và phá hủy nhiều phương tiện, vũ khí của dịch.
Cùng ngày, quân khu 7 và quân đoàn 4 tại căn cứ Vĩnh An nhận lệnh của Bộ Tư lệnh miền triển khai lực lượng trên hai hướng: đông và tây nam Sài Gòn. Ở hướng đông, quân đoàn 4 được giao nhiệm vụ tiến công giải phóng Long Thành.
Tại Cần Thơ, ngày 2/4, trung đoàn 2, sư đoàn 4 (quân khu 9) đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 33, sư đoàn 21 ngụy. Cùng ngày, địch đưa thêm hai tiểu đoàn tăng cường, nhưng sau đó mất tinh thần, rút chạy về Thới Lai. Trung đoàn 2 truy kích bắn cháy hai xe M113, đánh chìm hai tàu chiến trên sông Ô Môn - Thới Lai. Trong đêm 2/4, trung đoàn 10 và tiểu đoàn Tây Đô của tỉnh Cần Thơ tiến công tiêu diệt hai đại đội địch và bao vây chi khu Một Ngàn.
Tại Long Châu Hà, ngày 2/4, trung đoàn 101 tiến công chỉ huy sở của trung đoàn 31, sư đoàn 21 ngụy, gây thiệt hại nặng cho địch. Sau đó, đơn vị diệt nốt phân chi khu và hai đồn. Ta đã kiểm soát một đoạn đường liên tỉnh Hà Tiên - Rạch Giá.
Cũng ở miền Tây Nam Bộ, đầu tháng 4/1975, đoàn 232 được bổ sung lực lượng tương đương cấp quân đoàn, gồm các sư đoàn 3, 5, 9, khu 8 và được tăng cường một số đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh chuẩn bị vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến vào Sài Gòn từ hướng tây và tây nam.
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nhận định: Ta đã diệt và làm tan rã hơn 35% sinh lực địch, lần đầu tiên loại khỏi chiến đấu 2 quân đoàn địch, phá huỷ và thu hơn 40% binh khí, kỹ thuật của chúng. Mục tiêu của ta là vây ép Sài Gòn, hướng chủ yếu là Tây Ninh, triệt đường 4, nhanh chóng tập trung lực lượng trên hướng Đông, chờ thời cơ thuận lợi đánh thẳng vào các mục tiêu quan trọng ở Sài Gòn.
Theo Baotintuc.vn
Ngày 26/3/1975, lá cờ cách mạng được kéo lên đỉnh Kỳ Đài - Phu Văn Lâu, đánh dấu mốc lịch sử Huế hoàn toàn được giải phóng, góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau một tháng tiến công liên tục (từ ngày 4/3 đến 3/4/1975), Chiến dịch Tây Nguyên giành toàn thắng. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 thuộc Quân khu 2 ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 28.000 tên địch, giải phóng 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Bổn (nay là tỉnh Đắk Nông), Quảng Đức (nay là tỉnh Lâm Đồng) và một số tỉnh Trung Bộ. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên là ta đã vận dụng hiệu quả nhiều biện pháp tạo thế trận xen kẽ cài răng lược với địch.
Dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, ngay trong đêm 13/3/1975, Trung đoàn 24 của Sư đoàn 10, được phối thuộc 1 Đại đội xe tăng, đã triển khai lực lượng áp sát địch.
Sau trận Buôn Ma Thuột, cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chủ trương nhanh chóng nắm bắt thời cơ thuận lợi, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa.
Cán bộ và nhân dân Mường Động - Kim Bôi phát huy truyền thống quê hương anh hùng, kiên cường cách mạng, nỗ lực phấn đấu, khai thác tiềm năng, lợi thế về văn hóa, cảnh quan, môi trường, xây dựng huyện trở thành vùng quê giàu đẹp, điểm du lịch đô thị, sinh thái của tỉnh và khu vực.
Nhân dịp Kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tuyên dương phụ nữ điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, sáng 8/3, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Hòa Bình tổ chức gặp mặt, chúc mừng các nữ quân nhân tham gia luyện tập duyệt binh Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh cùng các nữ quân nhân tiêu biểu.