Ngày 29/12, Bộ Y tế có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.
Nhân viên y tế đến nhà bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến chủng có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta và Omicron.
Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát, tuy nhiên số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố.
Để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thực hiện giám sát bệnh COVID-19 với một số nhóm đối tượng.
Theo đó, ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp:
Là người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giám hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp.
Là người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên.
Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.
Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.
Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:
Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).
Là người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2.
Là người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
Bộ Y tế nêu rõ: Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Cùng với đó, Bộ Y tế định nghĩa người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Theo Bộ Y tế, thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT>30.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh vừa ban hành Quyết định số 178/QĐ-BCĐ, ngày 10/10/2022 về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 51. Cụ thể, phân bổ 60.000 liều vắc xin phòng Covid-19 cho 11 đơn vị: TP Hoà Bình 6.000 liều, huyện Đà Bắc 5.004 liều, Cao Phong 2.400 liều, Kim Bôi 4.500 liều, Tân Lạc 9.000 liều, Lạc Sơn 9.990 liều, Lạc Thủy 4.500 liều, Lương Sơn 8.502 liều, Mai Châu 4.704 liều, Yên Thủy 5.004 liều, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh 396 liều.
(HBĐT) - Đó là một trong những nội dung trong các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch (PCD) trong tình hình mới.
(HBĐT) - Trước tình hình các ca mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng trở lại, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh hơn nữa công tác tiêm chủng vắc xin; khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; bảo đảm nhân lực y tế; tăng cường tuyên truyền, nâng cao hơn nữa ý thức PCD...
(HBĐT) - Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trước sự xâm nhập của biến chủng BA.4, BA.5 của Omicrom và hiệu lực, hiệu quả, khả năng bảo vệ của vắc xin giảm dần theo thời gian, số ca mắc cộng đồng có xu hướng tăng lên, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ ngày 1 - 8/9, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 395 ca mắc Covid-19, trong đó có 340 ca mắc mới và 55 ca tái nhiễm, tăng 87 ca mắc mới và 9 ca tái nhiễm so với tuần trước.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ ngày 25/8 - 1/9, tỉnh ghi nhận thêm 299 ca mắc Covid-19. Trong đó, 253 ca mắc mới, 46 ca tái nhiễm, tăng 97 ca mắc mới và 40 ca tái nhiễm so với tuần trước.