Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, vận động. Thậm chí gửi cả công văn về đến chi bộ, tổ dân phố để tuyên truyền, nhắc nhở. Nhưng hàng ngày, nhất là vào các buổi chiều vẫn có hàng trăm người cả già, trẻ, lớn, bé ùn ùn kéo nhau đi tắm dọc vùng hạ lưu sông Đà (TP Hòa Bình). Đáng chú ý là khu vực mà nhiều người lựa chọn để tắm lại là vùng nước cấm, vùng nước nguy hiểm khi Nhà máy thủy điện (NMTĐ) Hòa Bình xả lũ, mức nước dâng cao, lòng sông nhiều xoáy vực, nước chảy siết...



Mặc dù NMTĐ Hòa Bình đang mở 2 cửa xả lũ, mức nước dâng cao, dòng sông chảy xiết, có nhiều vũng cuộn, xoáy nguy hiểm nhưng có nhiều trường hợp, thậm chí là trẻ em vẫn bất chấp nguy hiểm nhảy xuống sông bơi lội. Đây không chỉ là coi thường sự nguy hiểm đến tính mạng bản thân mà còn là hành vi vi phạm các quy định nghiêm trọng được nêu tại Quyết định số 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Theo đó, tại quyết định này đã cấm tuyệt đối các hoạt động kể cả việc tắm sông trong vùng nước cấm của NMTĐ Hòa Bình tính từ phao cảnh báo giới hạn màu vàng và các biển cấm, cảnh báo đặt dọc theo bờ sông.


Chính tại nơi mà người dân thường tụ tập tắm sông đã từng xảy ra tai nạn đuối nước thương tâm cách đây hơn 1 năm. Theo đó, vào ngày 05/5/2023 trong khi tắm sông, 2 cháu Đặng Ngọc L (SN 2011) và cháu Trần Thanh B (SN 2010) cùng trú tại tổ 17 phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã bị đuối nước tử vong.


 

 
Có một điều khá bất ngờ đó là ngay tại khu vực tập trung đông người dân đến tắm cũng có sự hiện diện của nhiều cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý bảo vệ khu vực "vùng nước cấm” dưới chân NMTĐ Hòa Bình như Công ty Thủy điện Hòa Bình; Trạm bảo vệ - quản lý vận hành vùng nước cấm hạ lưu đập Thủy điện Hòa Bình; các đơn vị chức năng của Công ty cổ phần quản lý, bảo trì đường thủy nội địa số 9... Nhưng tuyệt nhiên không có cơ quan, đơn vị nào thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý, bảo vệ vùng nước cấm. Dù cho ngay trước mặt các đơn vị này là hàng loạt biển báo "khu vực nguy hiểm: Cấm tắm”; "Vùng nước cấm công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia". Theo người dân cho biết, hàng ngày vào lúc 16h00’ chỉ có hệ thống loa phát thanh phát đi những cảnh báo và quy định, nghiêm cấm người dân thực hiện các hoạt động không được phép trong vùng nước cấm thì chẳng có ai nhắc nhở, cảnh báo, đẩy đuổi. Trước đây, thỉnh thoảng có nhân viên của Công ty cổ phần quản lý, bảo trì đường thủy nội địa số 9 nhắc nhở. Còn bây giờ thì không.

Vũ Phong

Các tin khác


Môn nấu da trâu khô - Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

(HBĐT) - Khi đến các bản làng vùng đồng bào dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, bạn sẽ thấy món ăn "Môn nấu da trâu khô” không hiếm gặp, thậm chí khá phổ biến trong bữa ăn thường ngày. Nguyên liệu chính của món ăn gồm: da trâu khô, lá khoai môn, hạt he (mắc khén), củ gừng, lá kịa rừng, quả đu đủ non và được nêm bằng các loại gia vị: nước mắm, mì chính, bột nêm và một chút mỡ lợn (hoặc dầu ăn) tạo độ bùi ngậy.

Mây trắng vẫn bay trên bầu trời Đồng Lộc

(HBĐT - "Đất đá bị cày đi xới lại, mặt đất bị biến dạng bởi chi chít hố bom, nhưng mạch máu giao thông vẫn được nối dài, ý chí con người vẫn rực sáng giữa "tọa độ lửa” ngã ba Đồng Lộc” - Với chất giọng truyền cảm đặc trưng của người Hà Tĩnh gốc, hướng dẫn viên Đào Anh Tuân khiến người nghe vô cùng xúc động khi kể những câu chuyện đã trở thành huyền thoại, những con người trở thành bất tử nơi ngã ba Đồng Lộc…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục