Nông dân huyện Cao Phong đầu tư phương tiện trồng, thu hoạch mía cho hiệu quả cao.

Nông dân huyện Cao Phong đầu tư phương tiện trồng, thu hoạch mía cho hiệu quả cao.

(HBĐT) - Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58/SL-CTN ngày 3/5/1946 về tổ chức Bộ Nội vụ, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số - cơ quan tiền thân của Uỷ ban Dân tộc hiện nay.

 

Năm 1957, tỉnh thành lập Phòng Dân tộc trực thuộc Tỉnh uỷ Hòa Bình đã đánh dấu một bước trưởng thành của cơ quan làm công tác dân tộc. Trải qua nhiều lần thay đổi về tổ chức cũng như nhiệm vụ và quá trình chia tách, tái lập tỉnh, nhiệm vụ công tác dân tộc được giao cho các tổ chức như: Ban ĐC-ĐC, Tổ công tác dân tộc thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Dân tộc Tỉnh uỷ, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc và Tôn giáo..., đến năm 2008 đổi tên thành Ban Dân tộc trực thuộc UBND tỉnh.

 

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc ở các địa phương. Căn cứ tiêu chí quy định của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh với 72% dân số là đồng bào DTTS, cần thiết phải có cơ quan chuyên ngành để tham mưu giúp cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, tổ chức điều hành thực hiện và giám sát thực hiện các chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp cho đồng bào phát triển KT-XH, XĐ-GN bền vững, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh. Tỉnh đã thành lập Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác Dân tộc, đồng thời thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh về công tác chính trị, tư tưởng vùng đồng bào Dân tộc trên địa bàn tỉnh. ở các huyện có nhiều đồng bào DTTS như Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, công tác dân tộc được giao cho một thành viên là uỷ viên UBND huyện phụ trách. Công tác dân tộc luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, ngành chú trọng, các chính sách đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống.

 

Trong những năm qua, chính sách dân tộc của Nhà nước đã làm thay đổi căn bản đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc khó khăn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục... UBND tỉnh chỉ đạo Ban Dân tộc phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc tới cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là ở vùng cao, sâu, xa. Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền chủ trương, chính sách cho đối tượng là già làng, trưởng bản, người có uy tín ở cộng đồng các dân tộc thiểu số nhằm phát huy vai trò của họ trong cộng đồng, dòng ho,ù tăng cường củng cố khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, nét đẹp truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong lao động sản xuất, các hoạt động xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào DTTS ở vùng cao, sâu, xa.

 

Thành tích trong công tác dân tộc thời gian qua đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ, thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị địa phương, củng cố lòng tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước. Đến nay, 100% xã  có điện lưới quốc gia, 100% xã có đường ôtô đến xã, trên 90% hộ DTTS có đài và máy thu hình, 100% trẻ em DTTS đến tuổi đi học được đến trường. Tỷ lệ hộ nghèo mức bình quân toàn tỉnh hàng năm giảm 3-4% (riêng vùng DTTS đặc biệt khó khăn mức giảm bình quân từ 5-6%/năm và không còn hộ đói). Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2010 lên khoảng 12,57%, thu nhập bình quân 13,45 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13,88%, có 80% số hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

 

Trong những năm tới, xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước, vì vậy, công tác dân tộc cần tiếp tục giữ vững và phát huy những thành tựu đã đạt được. Nhanh chóng khắc phục những tồn tại, vượt qua mọi khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc:

 

- Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển. Tập trung phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc và vùng miền.

 

-  Phát triển KT-XH vùng dân tộc và miền núi gắn liền với việc thực hiện chính sách dân tộc, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững QP-AN và bảo vệ môi trường sinh thái.

 

- Huy động mọi nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất. Sản phẩm hàng hoá có chất luợng và phù hợp thị hiếu thị trường, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ người dân tộc. Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào, thực hiện XĐ-GN tiến tới làm giàu, góp phần ổn định chính trị, ATXH, QP-AN  được giữ vững.

 

- Thực hiện tốt việc phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành liên quan để thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý Nhà nước về dân tộc trên địa bàn tỉnh nhà.

 

- Về hỗ trợ phát triển kinh tế: Tiếp tục xây dựng các chương trình, dự án phát triển KT-XH theo đặc thù của từng vùng, từng địa phương nhằm phát huy lợi thế về mọi mặt của các vùng, địa phương để phát triển kinh tế giúp cho đồng bào DTTS, đồng thời quản lý điều hành thực hiện có hiệu quả các chính sách, Chương trình, dự án hỗ trợ cho vùng dân tộc miền núi của tỉnh, góp phần từng bước XĐ-GN một cách bền vững.

 

- Tổ chức thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giữ vững ổn định về chính trị, QP-AN trên địa bàn tỉnh.

 

- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào các dân tộc, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở để dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, tạo sức mạnh đoàn kết thống nhất góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh.

 

 

                                                             Bùi Ngọc Đảm  

                                          (Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh)

 

 

Các tin khác

Trạm y tế xã Mường Tuổng (Đà Bắc) được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng xã vùng khó khăn.
Thường trực Ban Bí thư, Trương Tấn Sang tiếp ông Yoshihiko Noda, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản.
Không có hình ảnh
Nhân dân xã Kim Bình chủ động chuyển đổi ruộng 1 vụ kém hiệu quả sang trồng cây bí xanh cho giá trị kinh tế cao hơn.

Tháng tư trên đất Mường Thàng

(HBĐT) - Sau 9 năm thành lập huyện vùng đất Cao Phong đang đổi thay từng ngày. Từ thị trấn Cao Phong đến những xã vùng sâu vùng xa như Yên Thượng, Yên Lập, Xuân Phong, Thung Nai… đời sống của người dân ngày một nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp. Thay thế cho vùng đồi núi cằn cỗi là những đồi mía, vườn cam trải dài. Con đường của thị trấn bao năm trước tối tăm nay nay được sửa sang nâng cấp, đèn cao áp sáng trưng...

Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong các khu công nghiệp

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 8 KCN với 24 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho gần 3.600 lao động. Trong đó, 14 doanh nghiệp đã thành lập được tổ chức công đoàn với trên 2.000 công đoàn viên.

Về quê hương người anh hùng liệt sĩ Bùi Văn Nê

(HBĐT) - Đi trên con đường Hồ Chí Minh về xóm Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ), anh Bùi Văn Diệp, cán bộ UBND xã cho biết: Ngay từ khi chúng tôi là thiếu niên đã cùng hát bài có đoạn: Tự hào quê em, đất Hưng Thi ghi trong sổ vàng chói lọi, Bùi Văn Nê anh đó...”. Nước sông Bôi mùa này xanh nhạt, chảy nhẹ nhàng về xuôi.

Thừa Thiên - Huế tiếp nhận đá chủ quyền và cây bàng quả vuông ở quần đảo Trường Sa

Chiều 30-4, tại Quảng trường Anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung (phường An Tây - TP Huế), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ tiếp nhận, đặt đá chủ quyền và cây bàng quả vuông - biểu tượng chủ quyền của quần đảo Trường Sa do Quân chủng Hải quân Việt Nam trao tặng.

Trợ lý nghị sỹ Mỹ ấn tượng đặc biệt về Việt Nam

Sau chuyến thăm Việt Nam diễn ra từ 17-24/4, các trợ lý nghị sỹ quốc hội Mỹ đã nhận xét: "Việt Nam thật kỳ diệu! Người Việt Nam thật tuyệt vời."

Để công nhân, lao động thực sự là chủ thể

(HBĐT)- Một trong những mục tiêu của “Tháng công nhân” năm 2011 hướng tới là nâng cao nhận thức và phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, tổ chức hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CNVC-LĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, “Tháng công nhân lao động” 2011, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh về những vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục