Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cử tri quận Ba Đình.
Ngày 3-5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các Đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, TP Hà Nội tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII, tại hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm.
Cùng dự, có đại diện lãnh đạo TP Hà Nội, các sở, ban, ngành của thành phố.
Các Đại biểu Quốc hội đã thông báo với cử tri dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII; ý kiến trả lời của các cấp, các ngành về những vấn đề cử tri kiến nghị tại cuộc tiếp xúc lần trước.
Phát biểu ý kiến tại các buổi tiếp xúc, cử tri hoan nghênh hoạt động của Quốc hội có nhiều đổi mới, hiệu quả, nhất là việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; việc thông qua Luật Đất đai,...
Về các hoạt động của Quốc hội, cử tri đề cập nhiều đến việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, hoặc phê chuẩn. Cử tri kiến nghị cần tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát chi tiêu ngân sách, đầu tư công; việc xây dựng pháp luật cần chặt chẽ hơn, tránh kẽ hở để phần tử xấu lách luật, trục lợi cá nhân. Để thời gian các kỳ họp Quốc hội không kéo dài, công tác chuẩn bị nội dung cần hết sức kỹ lưỡng, công phu.
Cử tri hoan nghênh, đánh giá cao việc đưa ra xét xử một số vụ án tham nhũng phức tạp gần đây, nhưng vẫn còn băn khoăn trước những tình huống nảy sinh trong quá trình xét xử, ảnh hưởng đến tiến độ xét xử và lo ngại về tính nghiêm minh của pháp luật. Tình trạng tham nhũng, lãng phí luôn là vấn đề được cử tri phản ánh tại các buổi tiếp xúc, nhưng việc đấu tranh, ngăn chặn chưa thật sự hiệu quả. Cử tri đề nghị cần chấn chỉnh công tác cán bộ, cần thực hiện quyết liệt Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa biến chất; nghiêm trị những kẻ tham nhũng. Cán bộ sau khi nghỉ hưu mà phát hiện có sai phạm vẫn phải xét xử nghiêm minh.
Trong các buổi tiếp xúc, nhiều cử tri lo lắng về việc thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực tế là một số chương trình đưa ra còn vội vã không phù hợp, như đề án biên soạn sách giáo khoa mới. Đầu tư cho giáo dục không nhỏ, nhưng tại sao các em vẫn thiếu trường, lớp học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Việc xã hội hóa giáo dục, có nhiều trường tư nhưng chất lượng thầy giáo, cô giáo chưa tương xứng với cấp, bậc học của nhà trường. Các vấn đề giáo dục lịch sử, truyền thống cho học sinh và thế hệ trẻ; tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan đều được cử tri quan tâm, phản ánh...
Cử tri bức xúc với một số ngành bị động trước những vấn đề nảy sinh phức tạp thuộc lĩnh vực ngành mình phụ trách, như ngành y tế lúng túng, không kiểm soát được dịch sởi, dẫn đến hơn trăm trẻ em tử vong. Công tác y tế dự phòng còn yếu, cần ưu tiên đầu tư cho y tế tuyến cơ sở. Đối với tình trạng yếu kém trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, quản lý trật tự đô thị..., cử tri cho rằng, các cơ quan chức trách, chuyên môn chưa có biện pháp kiên quyết xử lý.
Trách nhiệm của người đứng đầu các ngành chưa rõ...
Phát biểu ý kiến tại các buổi tiếp xúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn cử tri đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, đề cập những vấn đề có tính thời sự trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể. Các Đại biểu Quốc hội nghiêm túc tiếp thu để báo cáo Quốc hội, đồng thời nghiên cứu, xem xét trong quá trình làm việc theo chức trách, nhiệm vụ của mình.
Tổng Bí thư phân tích rõ thêm một số vấn đề. Đó là quá trình xây dựng luật, tăng cường công tác giám sát, cải tiến công tác chất vấn và thời gian các kỳ họp của Quốc hội. Đồng chí cho rằng, hoạt động của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, công khai, dân chủ. Song việc xây dựng luật phải được đổi mới, cải tiến nhiều hơn nữa, bảo đảm chất lượng, sớm đi vào cuộc sống. Kỳ họp tới, phải xử lý khối lượng công việc lớn, do đó phải tiếp tục nâng cao chất lượng kỳ họp. Về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, theo Tổng Bí thư, lãng phí nhiều khi nguy hại hơn cả tham nhũng; lãng phí về thời gian, sức lao động, nguồn nhân lực, tài nguyên, khoáng sản... Trung ương ban hành hàng loạt các quy định cũng là để phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Vừa qua một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được đưa ra xét xử nghiêm minh,...
Trả lời cử tri về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Tổng Bí thư nêu rõ: Việc lấy phiếu tín nhiệm là thực hiện theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI về xây dựng Đảng.
Đây là chủ trương đúng đắn, cần thiết và kết quả đợt lấy phiếu tín nhiệm vừa qua là rất tốt. Nhưng quá trình thực hiện cũng nảy sinh một số vấn đề, còn nhiều ý kiến khác nhau về đối tượng lấy phiếu; thời điểm, thời hạn lấy phiếu; về mức độ tín nhiệm và việc công bố kết quả như thế nào. Tổng Bí thư nêu rõ, Quốc hội chỉ dừng việc lấy phiếu tín nhiệm, để tích cực nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm và làm tiếp, nhằm bảo đảm chặt chẽ và hiệu quả.
Theo Báo ND
(HBĐT) - Những ngày tháng 4, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh sôi nổi với các hoạt động bầu chọn, hướng về Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác được tổ chức vào tháng 6/2014. Tại Đại hội, những gương mặt thanh niên tiến tiến trên mọi lĩnh vực KT-VH, AN-QP sẽ cùng quy tụ, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả trong học tập, làm theo Bác. Thông qua đó, nhằm cổ vũ, động viên, tạo động lực để cán bộ, ĐV-TN không ngừng phấn đấu, trưởng thành... Đã từ lâu, các hoạt động như thế đã trở thành động lực để nhân rộng những hành động, phần việc, công trình, điển hình thanh niên phát huy sức trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(HBĐT) - Năm nay bước vào tuổi 93, cụ Nguyễn Thị Chánh ở tổ 9, phường Thịnh Lang (TPHB) có lẽ là người trải qua và nắm rõ nhất phong trào “phụ nữ ba đảm đang” ở địa phương. Giọng nói tuy không mạnh mẽ như mấy chục năm trước hồi còn làm chủ nhiệm HTX, Chủ tịch xã nhưng dấu ấn về phong trào cứ ùa về sinh động.
(HBĐT) - Gần trọn cuộc đời gắn bó với binh nghiệp, ông Hoàng Công Liên, xóm Đồi, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) cống hiến cả một thời trai trẻ cho công cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Khi trở về với đời thường, ông không ngừng phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ để phát triển kinh tế gia đình cũng như tích cực tham gia công tác xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
(HBĐT) - Với chức năng bảo vệ chăm lo đời sống người lao động, trong những năm qua, công đoàn các KCN tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống cho người lao động. Đặc biệt, tháng 5 là tháng công nhân, Công đoàn các KCN có nhiều hoạt động chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
(HBĐT) - Với tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, quân và dân các dân tộc trong tỉnh vừa tích cực sản xuất, vừa chiến đấu, vừa độc lập tác chiến, phối hợp chiến đấu chặt chẽ với bộ đội phòng không chính quy và lực lượng không quân QĐND Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu và quyết giành chiến thắng. Tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu là quân dân xã Lũng Vân (Tân Lạc).
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 128 năm ngày Quốc tế lao động 1/5, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Tiến Lực, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh về tình hình lực lượng công nhân trên địa bàn tỉnh, kế hoạch hưởng ứng tháng công nhân năm 2014 và những giải pháp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.