Đồng chí Bùi Văn Khánh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội thảo.

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội thảo.

(HBĐT) - Ngày 2/8,UBND tỉnh đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Đề án “ Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phấn đấu đưa tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước” và Đề án “Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020”. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội thảo.

 

Dự thảo Đề án "Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phấn đấu đưa kinh tế của tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước" đánh giá: Giai đoạn 2011-2015,  dù kinh tế của tinh có chuyển biến tích cực. Song chất lượng tăng trưởng của nhiều ngành và nhiều sản phẩm của tỉnh còn thấp chưa bảo đảm tính bền vững.

 

Các dự án phát triển công nghệ chủ yếu là công nghệp gia công. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém. Nguồn nhân lực chất lượng thấp. Năng lực cạnh tranh chưa được cải thiện nhiều. Hòa Bình có mức độ phát triển thấp nhất so với các tỉnh vùng thủ đô, tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ 10; GRDP bình quân đầu người thứ 8/10 tỉnh trong vùng. So với cả nước đứng thứ 38/63 về tốc độ tăng trưởng và 40/63 về GRDP bình quân đầu người. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất vùng thủ đô, đứng thứ 11 so với cả nước...

 

Trên cơ sở đó, đề án đưa ra mục tiêu giải pháp cơ cấu tại nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Theo đó, phấn đầu tốc độ tăng trưởng đạt 8,5- 9%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng 35% GRDP. Thu ngân sách Nhà nước tăng 17%/năm. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đạt 60-65 triệu đồng. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng; dịch vụ; nông nghiệp lần lượt là: 57,8%; 26,4% và 15,8%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 3,5 lần. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55-60%. Số doanh nghiệp, HTX hoạt động hiệu quả tăng gấp 2 lần so với năm 2015…

 

Đề án đưa ra những giải pháp cụ thể tái cơ cấu ngành lĩnh vực như nông, lâm nghiệp, thủy sản; tái cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; lĩnh vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ; ưu tiên phát triển vùng động lực làm động lực đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của tỉnh; phát triển ổn định ngoài vùng động lực; thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp Nhà nước; coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hoàn thiện thể chế, trọng tâm là cải cách hành chính…

 

Dự thảo Đề án "Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020" đánh giá thực trạng môi trường đầu tư kinh doanh, công tác thu hút đầu tư và chỉ số năng lực canh tranh của tỉnh giai đoạn 2011-2015 (chỉ số PCI năm 2015 đứng thứ 46/63 tỉnh thành phố), đặt mục tiêu đến năm 2020 duy trì thứ bậc PCI của tỉnh ở mức khá, xếp hạng từ 30-40/63 tỉnh, thành phố; giải phóng mặt bằng 50% diện tích đất tại các KCN, rút ngắn thời gian và tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai; thực hiện các nhóm giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch; về đầu tư hạ tầng; nhóm giải pháp về đất đai; phát triển nguồn nhân lực; điều hành kinh tế và cải cách hành chính; hoàn thiện thiết chế, phòng chống tham nhũng; các biện pháp tái cơ cấu kinh tế và quản lý thị trường và nhóm giải pháp thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.

 

Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến của các chuyên gia, các sở, ngành và địa phương tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến việc đánh giá thực trạng yếu kém và đề xuất những giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu của các đề án nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố.

 

Tổng hợp các ý kiến, phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho cơ quan soạn tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện nội dung của các đề án, đánh giá thực chất những yếu kém, đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể sát thực, giải quyết những vướng mắc về hạ tầng, huy động các nguồn lực, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp nhà đầu tư, những vấn đề cụ thể về cán bộ công chức, đối với đề án cải thiện môi trường kinh doanh cần được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 làm căn cứ để trình UBND tỉnh phê duyệt để các sở, ngành, địa phương xây dựng các kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020.

 

                                                        

                                                           Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Tăng trưởng kinh tế với nhiều điểm sáng

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.

Điều chỉnh phụ tải, chung tay giảm áp lực cho lưới điện

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Với doanh số "ảm đạm" những tháng đầu năm, các đại lý ô tô đều kỳ vọng, chính sách giảm lệ phí trước bạ nếu được áp dụng sẽ tạo một "cú hích" cho doanh số nửa cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục