Ngày 9-9, Công ty Cổ phần xuất khẩu Đồng Giao tổ chức lễ khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Đây là tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại lớn nhất khu vực Tây Nguyên, với công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm.


 

Các đại biểu tham quan dây chuyền sản xuất tự động hóa của nhà máy.

Được khởi công xây dựng từ tháng 1-2018 trên diện tích 6ha, Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai chính thức đi vào hoạt động với ba dây chuyền sản xuất tự động hóa công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Italia, Thụy Điển, gồm: dây chuyền sản xuất nước quả cô đặc và nước quả tự nhiên, công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm; dây chuyền sản xuất rau quả đông lạnh, công suất 22.000 tấn sản phẩm/năm và dây chuyền sản xuất rau quả đồ hộp, công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm.

Các dây chuyền sản xuất sẽ bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau chế biến một khối lượng sản phẩm lớn, đa dạng, phong phú nhiều dòng, nhiều loại sản phẩm như: chanh dây cô đặc, dứa cô đặc, chanh dây puree, xoài puree, chuối puree, chanh dây nguyên hạt đông lạnh, xoài đông lạnh, mãng cầu đông lạnh, chuối đông lạnh, đậu tương đông lạnh, khoai lang đông lạnh, dứa đóng hộp, ngô ngọt đóng hộp, ngô rau đóng hộp cùng nhiều sản phẩm rau quả khác.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thứ trưởng NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, Công ty Cổ phần xuất khẩu Đồng Giao hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là trái cây. Đây cũng là một trong những đơn vị đầu tiên của Việt Nam phát triển chuỗi giá trị cây ăn quả chủ lực, chủ động tạo ra giống mới mang bản quyền Việt Nam, sản xuất được cây giống sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề nghị, sau khi đưa Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần xuất khẩu Đồng Giao sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, tiếp tục đồng hành cùng bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên trong chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, đặc biệt là các loại trái cây lợi thế của vùng như; từng bước tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho người dân Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung; xây dựng và hình thành vùng liên kết sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất làm nâng cao giá trị sản phẩm, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng giàu tiềm năng của vùng.

Trong tương lai gần, Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai sau khi đi vào hoạt động sẽ là điều kiện thuận lợi để tỉnh Gia Lai ổn định diện tích 10.000ha cây ăn quả giai đoạn 2020, gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp kinh doanh có thương hiệu từng bước nâng cao vị thế các mặt hàng nông sản mang thương hiệu Tây Nguyên.

 

TheoNhânDân

 

Các tin khác


Hội viên cựu chiến binh xã Đa Phúc năng động phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Đa Phúc (Yên Thủy) có 305 hội viên, sinh hoạt tại 8 cơ sở Hội. Năm 2018, thu nhập bình quân đạt 21 triệu đồng/hội viên, tỷ lệ hộ nghèo 9,8%. Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”, cán bộ, hội viên CCB xã tiên phong, gương mẫu phát triển các mô hình kinh tế. Qua đó, từng bước giảm nghèo, làm giàu chính đáng và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Chuyển đổi sang trồng cây hàng năm được 1,4 nghìn ha

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao. Theo đó, toàn tỉnh đã chuyển đổi sang trồng cây hàng năm được 1,4 nghìn ha, trong đó, chuyển sang trồng ngô được 560,87 ha; rau các loại 304,22 ha; lạc, khoai lang trên 138 ha; mía 325 ha…

Hàng loạt doanh nghiệp làm ăn với Asanzo bỏ trốn, hoạt động bí hiểm ​

Theo xác minh của Tổng cục Hải quan, trong số các doanh nghiệp làm ăn với Asanzo đến nay đã có 14 công ty bỏ trốn; 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp khác đang hoạt động hết sức "bí hiểm”.

Phát triển giao thông nông thôn tạo tiền đề xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xác định giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH. Do đó, ngay từ đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương đã tích cực tuyên truyền lợi ích của GTNT, vận động người dân thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tự nguyện hiến đất mở rộng đường, đóng góp ngày công tham gia xây dựng đường GTNT.

Thành phố Hòa Bình: Giá trị sản xuất CN- TTCN ước đạt 372,67 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 8, giá trị sản xuất CN- TTCN của thành phố Hòa Bình (giá thực tế) ước đạt 372,67 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2018 tăng 15,2%. Trong đó, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ước 145,06 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2018 tăng 16,7%; giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất - kinh doanh cá thể đạt 69,05 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 12,2%; giá trị sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 158,56 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 14,4%.

Hướng dẫn sử dụng thông tin đảm bảo truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản ứng dụng

(HBĐT) - Ngày 4/9, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển tổ chức Hội thảo hướng dẫn sử dụng thông tin đảm bảo truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản ứng dụng mã hình Qr-code. Tham dự có đại diện Sở NN&PTNT, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, các sở sở sản xuất, kinh doanh tham gia hệ thống Qr-code.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục