(HBĐT) - Chương trình cho vay trồng rừng và phát triển sản xuất theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP quy định hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn được cho vay không cần tài sản bảo đảm để trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi với lãi suất 1,2%/năm.
Hộ nghèo xã Định Cư (Lạc Sơn) được vay vốn từ chương trình đầu tư trồng rừng sản xuất.
Đặc biệt, căn cứ thiết kế, dự toán trồng rừng, các hộ có thể được hỗ trợ vay vốn không cần tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại từ Ngân hàng CSXH tối đa 15 triệu đồng/ha với lãi suất 1,2%/năm (từ khi trồng đến khi khai thác tính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm).
Đến hết tháng 10, doanh số cho vay chương trình này đạt 10.085 triệu đồng với 209 lượt khách hàng vay vốn, đưa tổng dư nợ chương trình đạt 21.961 triệu đồng, với 500 khách hàng còn dư nợ.
Hiện, các phòng giao dịch phối hợp với địa phương hướng dẫn cụ thể về quy trình nghiệp vụ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận và thực hiện các thủ tục, hồ sơ vay vốn khi có nhu cầu.
*Vốn chính sách hỗ trợ xây mới gần 21 nghìn ngôi nhà cho hộ nghèo
Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2012, tỉnh đã hoàn thành giai đoạn 1 của chương trình. Trong giai đoạn này đã cho vay 136.202 triệu đồng, xây dựng được 17.063 căn nhà cho hộ nghèo, đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các hộ được phê duyệt cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Dư nợ chương trình đạt 119.267 triệu đồng, với 15.060 khách hàng còn dư nợ.
Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2, đến hết tháng 10/2019, doanh số cho vay đạt 10.575 triệu đồng, với 423 lượt khách hàng vay vốn. Dư nợ chương trình đạt 99.209 triệu đồng, với 3.979 khách hàng còn dư nợ.
Như vậy, đến nay, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH đã trợ giúp 20.997 hộ nghèo xây dựng nhà ở kiên cố, thoát khỏi cảnh nhà tạm bợ. Qua đánh giá, Ngân hàng CSXH đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các hộ được phê duyệt cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
Huyện Lạc thủy: Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên 287 tỷ đồng
Theo Ngân hàng CSXH huyện Lạc Thủy, đến hết tháng 10, doanh số cho vay từ đầu năm đạt trên 81.263 triệu đồng, với 2.141 lượt khách hàng vay vốn; doanh số thu nợ đạt 64.676 triệu đồng; doanh số xóa nợ 42 triệu đồng.
Hiện, Ngân hàng CSXH huyện thực hiện 17 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 287,055 tỷ đồng; nợ quá hạn 320 triệu đồng, chiếm 0,1% tổng dư nợ. Toàn huyện có 215 tổ tiết kiệm và vay vốn với 7.624 thành viên. Bình quân mỗi tổ có 35 thành viên và quản lý 1.335 triệu đồng/tổ. 100% số tổ thực hiện việc huy động và gửi tiết kiệm, 100% thành viên của tổ tham gia gửi tiết kiệm với số dư tiền gửi tiết kiệm 23.364 triệu đồng.
Nhìn chung, các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, vốn vay được đầu tư kịp thời, đáp ứng cơ bản các nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và đối tượng chính sách phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng cường an sinh xã hội tại địa bàn.
Đ.T
(HBĐT) - Ngày 14/11, Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) - Chi nhánh Phương Lâm và Chi nhánh Sông Đà cùng Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Hòa Bình tổ chức Lễ ký kết thoả thuận hợp tác liên ngành về thực hiện tổ chức thực hiện chính sách tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ.
(HBĐT) - Sau khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã được kiểm soát, các vùng dịch được phát hiện, xử lý và tiêu huỷ kịp thời lợn mắc bệnh dịch, số lượng đàn lợn ở nhiều địa phương giảm đi, cũng vì thế mà giá thịt lợn ngày càng tăng. Hiện nay, trên toàn tỉnh, giá bán lẻ thịt lợn các loại tại các chợ dân sinh đã vượt mốc 100.000 đồng/kg, giá lợn hơi giao động từ 70.000-73.000 đồng/kg.
(HBĐT) - Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienViet Post Bank) được hình thành trên cơ sở Công ty dịch vụ Tiết kiệm bưu điện sáp nhập vào LienVietBank. Có mặt tại Hòa Bình 5 năm nay, LienVietPostBank là mô hình ngân hàng triển khai các hoạt động trực tiếp đến khách hàng thông qua mạng lưới bưu điện sẵn có. Ngân hàng đã tích cực mở rộng thị trường nông thôn để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Trong tháng 10, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 219 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng ước đạt 2.597,9 tỷ đồng, bằng 84% dự toán Thủ tướng Chính phủ và 68% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Riêng thu tiền sử dụng đất, tính đến ngày 20/10 thực hiện được 126 tỷ đồng, chỉ đạt 18% dự toán HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 81 HTX phi nông nghiệp đang hoạt động, trong đó có 23 HTX công nghiệp xây dựng, 30 HTX thương mại - dịch vụ, 13 HTX giao thông vận tải, 12 HTX điện năng. Các HTX có vốn điều lệ khoảng 2,2 tỷ đồng/HTX. Doanh thu hàng hóa và cung cấp dịch vụ của các HTX đạt trên 120 tỷ đồng, bình quân 1.588,2 triệu đồng/HTX; lợi nhuận bình quân ước đạt 197 triệu đồng/HTX.
Thời gian gần đây, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi ở Bến Tre. Hiện tại, giá lợn hơi tăng rất cao nhưng số lượng lợn nuôi không còn nhiều do người dân e ngại tái đàn vì thiếu vốn, sợ dịch bệnh tái phát.