(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Đông Lai (Tân Lạc) xuất phát điểm còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập người dân ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao... Sau 9 năm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận, đóng góp của nhân dân đã góp phần giúp xã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Diện mạo NTM của xã có nhiều chuyển biến rõ nét, đời sống của người dân được nâng lên.
Công trình Nhà văn hoá trung tâm xã Đông Lai (Tân Lạc) được xây mới đảm bảo tiêu chí nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ và nhân dân trên địa bàn.
Tháng 10/2019, thực hiện phong trào hiến đất xây dựng NTM, trên tinh thần đồng thuận cao, 25 hộ dân xóm Quê Bái đã tự nguyện phá bỏ tường bao và hiến trên 1.000 m2 đất thổ cư, đất sản xuất mở rộng đường làng từ 3m lên 7m chiều rộng, dài 1,4 km, trị giá gần 1 tỷ đồng. Ông Bùi Văn Nạch, xóm Quê Bái chia sẻ: "Thông qua tuyên truyền, vận động, bà con trong xóm hiểu được chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng NTM, lợi ích mà chương trình đem lại. Từ đó, nhân dân đồng thuận, nhất trí hiến đất, phá bỏ tường bao để mở rộng đường. Gia đình tôi cũng tham gia hiến hơn 100 m2 đất thổ cư và rỡ bỏ tường bao để hoàn thành việc giải phóng mặt bằng”.
Đây chỉ là một trong số nhiều khu dân cư tích cực tham gia xây dựng NTM tại địa phương. Tính đến nay, toàn xã đã huy động tổng nguồn lực thực hiện trên 51 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, tài sản khác trên 10,5 tỷ đồng, chiếm 20,73 %. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện KT-XH của xã được nâng lên rõ rệt. Hiện, tỷ lệ cứng hóa đường trục chính nội đồng đạt 62%; đường thôn, xóm là 55%. Tỷ lệ kiến cố hóa kênh mương đạt gần 100%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%. Trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn. Nhà văn hóa trung tâm xã được xây dựng mới đạt tiêu chuẩn NTM, 100% thôn, xóm có nhà văn hóa sinh hoạt cho nhân dân. Toàn xã có 96% người dân tham gia BHYT.
Điều kiện về cơ sở vật chất được cải thiện góp phần tạo thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao tiêu chí thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng mía; đất vuờn, đất đồi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Đến nay, toàn xã có 75 ha trồng sả, hơn 200 ha trồng cây có múi,... Nhiều hộ có thu nhập cao từ 200 - 600 triệu đồng/năm. Nhờ đó, góp phần nâng thu nhập bình quân của xã lên 32,3 triệu đồng/người/năm (tăng 21 triệu đồng so với năm 2011), giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,3%.
Chia sẻ về kinh nghiệm vận động hiệu quả nhân dân tham gia xây dựng NTM, theo đồng chí Bùi Văn Sư, Chủ tịch UBND xã Đông Lai, suốt quá trình thực hiện, toàn xã vận động được hơn 1.000 hộ dân hiến hơn 42.400 m2 đất các loại. Đây là kết quả việc công khai, minh bạch, phát huy dân chủ ở cơ sở với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Người dân trở thành chủ thể góp phần xây dựng những công trình mà họ được hưởng lợi trực tiếp. Vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, hội viên được phát huy, tạo sức lan toả rộng rãi trong nhân dân. Đặc biệt, vai trò "dân vận khéo” của các tổ dân vận cơ sở thôn, xóm đã cho thấy hiệu quả khi trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân về ý nghĩa, mục đích, phần việc mà người dân cần tích cực đóng góp. Qua đó, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào chủ trương đúng đắn của Đảng, tin tưởng vào sự quản lý, điều hành của chính quyền, tạo nên diện mạo xã NTM Đông Lai ngày hôm nay.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Công văn số 2428/SNN-CN&TY ngày 28/11/2019 về việc tập trung triển khai quyết các biện pháp phòng, chống bệnh lở mồm long móng (LMLM) gia súc.
(HBĐT) - Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội Phụ nữ. Để triển khai chương trình có hiệu quả, thời gian qua, Hội LHPN huyện Đà Bắc đã rà soát số hộ phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, tìm hiểu nhu cầu vốn thực tế của từng hộ để có hướng hỗ trợ phù hợp.
(HBĐT) - Năm 2019, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững đã mang lại kết quả rõ nét. Theo đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá cố định 2010) đạt 6.209 tỷ đồng, tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước, vượt 3,3% kế hoạch năm. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 73 nghìn ha, sản lượng 36 vạn tấn, đạt 100% kế hoạch.
(HBĐT) - Năm 2019, các tổ chức tín dụng trong tỉnh đã tích cực triển khai những quy định về tiền tệ, tín dụng và lãi suất; đẩy mạnh huy động vốn, tập trung các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với quản lý chất lượng tín dụng, cho vay các chương trình ưu tiên. Đồng thời, tăng cường giải pháp gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh.
(HBĐT) - Với vị trí địa lý liền kề Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hệ thống giao thông thuận lợi, tỉnh ta có cơ hội trở thành nơi bố trí các trung tâm logistics và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh, tham gia vào chu trình sản xuất công nghiệp hiện đại tại các khu công nghiệp (KCN). Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như dễ dàng tiếp cận dịch vụ chất lượng cao của các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm.
Khu kinh tế (KKT) Hòn La và KKT cửa khẩu quốc tế Cha Lo được xem là khu vực kinh tế động lực của tỉnh Quảng Bình gắn với hành lang kinh tế (HLKT) quốc lộ (QL) 12A nối Quảng Bình với vùng trung Lào và đông bắc Thái-lan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hiệu quả hoạt động của các KKT còn hạn chế. Mới đây, Tỉnh ủy Quảng Bình ban hành nghị quyết phát triển hai KKT với nhiều giải pháp mang tính đột phá để biến nơi đây thành đầu mối trung chuyển quốc tế.