(HBĐT) - Thời gian qua, tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Sơn có chuyển biến tích cực. Tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Nhiều tiềm năng, lợi thế được quan tâm, khai thác, nhất là về thủy điện, du lịch, nông nghiệp...


Dự án Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn tại xóm Vôi, thị trấn Vụ Bản đang xây dựng nhà xưởng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2021.

Năm 2019, huyện đã thu hút thêm một số dự án lớn như: Dự án Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn, trụ sở tại xã Xuất Hóa, địa điểm đầu tư thuộc xóm Vôi, thị trấn Vụ Bản; diện tích đã giải phóng mặt bằng 2,25 ha. Công ty đã triển khai san lấp mặt bằng nền để xây dựng công trình nhà xưởng. Dự án Công ty May Hồ Gươm có trụ sở và địa điểm tại xóm Vôi, thị trấn Vụ Bản đang triển khai các bước đầu tư. Các công trình dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2021 - 2022. Bên cạnh đó, được sự cho phép của UBND tỉnh, Công ty CP đầu tư BKG sản xuất gỗ đã tiến hành khảo sát lập dự án đầu tư tại xóm Bùi, xã Tân Mỹ; Công ty CP đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam sản xuất viên gỗ nén và các sản phẩm khác từ gỗ đang khảo sát lập dự án tại xã Ân Nghĩa, diện tích đề xuất thực hiện khoảng 4,4 ha.

Một trong những điểm du lịch sau thu hút đầu tư đang rất hút khách là thác Mu (xã Tự Do) với núi non hùng vĩ, dòng thác tuyệt đẹp, khung cảnh nguyên sơ và hang Mu với những nhũ đá tuyệt tác do thiên nhiên ban tặng. Dự án đầu tư khai thác quần thể du lịch Quý Hòa với quy mô 5 ha cùng khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống kết hợp khu vui chơi tại xóm Khả, xóm Dọi, xã Quý Hòa. Về thủy điện có 1 nhà máy thủy điện Định Cư đã hoàn thành phát điện thương mại, 2 dự án đang triển khai thi công là thủy điện suối Mu, xã Tự Do và thủy điện Miền Đồi. Trong lĩnh vực xuất khẩu có dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Sankoh tại xã Xuất Hóa đã đi vào hoạt động từ năm 2013, giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động tại chỗ.  

Theo đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, thời gian qua, để khai thác các tiềm năng, lợi thế, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp như tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Triển khai một số chính sách ưu đãi, khuyến khích, cải thiện môi trường đầu tư và làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để thi công, xây dựng các công trình, dự án. Tạo mặt bằng để HTX, doanh nghiệp có trụ sở đại diện, xây dựng, mở rộng cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm hàng hóa, quản lý, sử dụng nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp.

Bên cạnh đó, thông qua việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư bên ngoài quan tâm, nghiên cứu đầu tư. Huyện cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp đang thực hiện dự án trên địa bàn sớm đi vào hoạt động SX-KD. Trên địa bàn hiện có 98 doanh nghiệp, 28 HTX, 5.145 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, chế biến hàng hóa, chăn nuôi, xây dựng, vận tải, dịch vụ và một số ngành nghề khác. Các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, huyện tiếp tục cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn, đơn giản hóa thủ tục thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào SX-KD để doanh nghiệp phát triển, thu hút thêm nhiều dự án đầu tư. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.     

Bùi Minh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình phát triển trên 990 lồng nuôi cá

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có trên 990 lồng nuôi cá. Trong tháng 2, ước tính sản lượng cá thu hoạch đạt 104 tấn, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 16,8%. Trong đó, sản lượng cá nuôi trồng đạt 81 tấn, so với cùng kỳ tăng 28%; nguyên nhân tăng sản lượng cá nuôi là do sản lượng cá lồng cho thu hoạch cao. Ngoài ra, sản lượng cá khai thác đạt 23 tấn, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 5,05 %.

2 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.738 tỷ đồng

(HBĐT) - Sau khi huyện Kỳ Sơn sáp nhập vào TP Hòa Bình, nhằm tiếp tục tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tăng cường công tác chỉ đạo, hỗ trợ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế về nguyên liệu, thị trường.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI

(HBĐT) - Ngày 10/3, UBND tỉnh tổ chức họp BCĐ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên BCĐ, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp (DN) tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.

Tạo môi trường đầu tư an toàn cho doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Dù môi trường kinh doanh đã có bước cải thiện, song vẫn còn nhiều khó khăn. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương quyết liệt cải cách hành chính, xây dựng môi trường đầu tư an toàn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Tiếp tục phát hiện các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã tăng cường quản lý nguồn gốc, chất lượng giống, phân bón, vật tư bảo đảm đủ số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất.

PVN: Khai thác dầu khí 2 tháng đầu năm vượt 11,5% kế hoạch

Bên cạnh hoạt động khai thác dầu khí, tất cả các chỉ tiêu sản xuất khác của PVN trong 2 tháng qua cũng đều vượt kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục