(HBĐT) - Nhiều năm nay, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững. Cơ sở hạ tầng được đầu tư. Đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 3%. Đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,38% (còn 11,36%), hộ cận nghèo còn 14%, vượt chỉ tiêu kế hoạch do UBND tỉnh và Bộ LĐ-TB&XH giao.


Người dân xã Cư Yên (Lương Sơn) phát triển nghề phụ giải quyết việc làm, góp phần nâng cao thu nhập. 

Công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH được cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị trong tỉnh quan tâm thực hiện. Đồng chí Nguyễn Đức Thân, Chủ tịch UBND xã Cư Yên (Lương Sơn) cho biết: Cấp ủy, chính quyền và người dân xã đang tranh thủ tốt sự đầu tư của Nhà nước, phát huy nội lực khai thác tiềm năng, lợi thế, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Xã Cư Yên là 1 trong 5 xã nằm trong quy hoạch mở rộng đô thị Lương Sơn, tiếp giáp với đồng bằng, địa hình bán sơn địa đang có sự phát triển mạnh mẽ. Từ các nguồn lực ngân sách và ngoài xã hội, kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được đầu tư, đời sống nhân dân chuyển đổi mạnh mẽ. Xã đã khai thác quỹ đất phát triển nông nghiệp hàng hóa, trồng rau hữu cơ cung cấp cho thị trường, đặc biệt lao động nông nghiệp đang dịch chuyển khá mạnh sang công nghiệp với khoảng 1.000 người làm cho các doanh nghiệp ở trong và ngoài KCN Lương Sơn. Năm 2017, xã đạt chuẩn NTM. Trên địa bàn có một số dự án đầu tư lớn về đô thị, du lịch, nhà ở đang triển khai. Hạ tầng tiếp tục được đầu tư. Chất lượng đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 37,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,54%.

Thực hiện chủ trương, chính sách giảm nghèo của T.Ư, tỉnh đã lồng ghép huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng vùng khó khăn; đầu tư hỗ trợ khoa học kỹ thuật, giống, vốn giúp người dân phát triển sản xuất gắn với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. UBND tỉnh đã phân công các cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xã nghèo mang lại hiệu quả thiết thực. Cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt, đầy đủ, kịp thời chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo về tín dụng ưu đãi, y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, hướng dẫn cách làm ăn; hỗ trợ sinh kế, trợ giúp pháp lý, bảo trợ xã hội. Tổ chức tốt các hoạt động truyền thông, thông tin về giảm nghèo nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”...

Hàng năm, tỉnh luôn hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo. Trung bình hàng năm có khoảng 16.000 người được giải quyết việc làm mới. Năm 2019, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 16.700 lao động (bằng 106,4% kế hoạch). Cơ cấu lao động trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần, còn 60,8%, tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị ước còn 2,8%. Trong năm có 400 lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (đạt 133% kế hoạch). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54,2%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ 22% (đạt chỉ tiêu kế hoạch năm). Tỷ lệ học sinh sau học nghề có việc làm đạt 85%. Tỉnh thực hiện tốt chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Thông qua các chương trình tình nghĩa đã có 99,5% hộ người có công có mức sống bằng, cao hơn mức trung bình của người dân trên cùng địa bàn cư trú; 100% xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.

Năm 2019, các chính sách hỗ trợ về BHYT, vay vốn sản xuất, hỗ trợ cây, con giống được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Đã tổ chức mua, cấp 571.160 thẻ BHYT miễn phí, trong đó, người sống ở vùng đặc biệt khó khăn là 11.577 thẻ; người dân tộc thiểu số 402.032 thẻ; người nghèo 31.867 thẻ; người thuộc hộ cận nghèo hỗ trợ 100% là 2.299 thẻ; người thuộc hộ cận nghèo hỗ trợ 70% là 5.925 thẻ; đối tượng bảo trợ xã hội 13.661 thẻ, còn lại là các đối tượng khác. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh đã hỗ trợ cho người nghèo đi khám chữa bệnh số kinh phí 3.000 triệu đồng. Ngân hàng CSXH đã cho 29.800 lượt khách hàng vay với số vốn 929.377 triệu đồng để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xây dựng công trình nước sạch, xây mới và sửa chữa nhà ở, xuất khẩu lao động…

Tỉnh cũng thực hiện tốt các chế độ hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí; hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn ĐBKK; chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp… với tổng  kinh phí 87.449 triệu đồng. Hỗ trợ tiền điện cho trên 50.000 lượt hộ nghèo và hộ chính sách xã hội với số tiền 27.435 triệu đồng. Hỗ trợ cho người nghèo ăn Tết Nguyên đán. 

Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng bộ thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững, trong đó tiếp tục lồng ghép huy động các nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH vùng khó khăn, thu hút đầu tư, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân... Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2020 còn 8,56%.

Linh Trang

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Chuyển đổi đa dạng cây trồng vụ xuân

(HBĐT) - Nhằm góp phần nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác, vụ xuân năm nay, huyện Cao Phong chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng với đa dạng các loại cây cho năng suất, chất lượng cao. Bên cạnh đó, chú trọng việc xây dựng các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thời điểm này, các địa phương trong huyện tiếp tục gieo trồng một số loại cây màu và tập trung chăm sóc các diện tích lúa, cây màu đã gieo trồng đúng khung thời vụ.

Thành phố Hòa Bình phát triển trên 990 lồng nuôi cá

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có trên 990 lồng nuôi cá. Trong tháng 2, ước tính sản lượng cá thu hoạch đạt 104 tấn, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 16,8%. Trong đó, sản lượng cá nuôi trồng đạt 81 tấn, so với cùng kỳ tăng 28%; nguyên nhân tăng sản lượng cá nuôi là do sản lượng cá lồng cho thu hoạch cao. Ngoài ra, sản lượng cá khai thác đạt 23 tấn, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 5,05 %.

2 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.738 tỷ đồng

(HBĐT) - Sau khi huyện Kỳ Sơn sáp nhập vào TP Hòa Bình, nhằm tiếp tục tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tăng cường công tác chỉ đạo, hỗ trợ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế về nguyên liệu, thị trường.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI

(HBĐT) - Ngày 10/3, UBND tỉnh tổ chức họp BCĐ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên BCĐ, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp (DN) tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.

Tạo môi trường đầu tư an toàn cho doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Dù môi trường kinh doanh đã có bước cải thiện, song vẫn còn nhiều khó khăn. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương quyết liệt cải cách hành chính, xây dựng môi trường đầu tư an toàn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Tiếp tục phát hiện các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã tăng cường quản lý nguồn gốc, chất lượng giống, phân bón, vật tư bảo đảm đủ số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục