(HBĐT) - Ngày 19/3, UBND tỉnh đã làm việc về tiến độ thi công và công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường nối QL6 với đường Chi Lăng và dự án xây dựng cầu Hòa Bình 2 (TP Hòa Bình). Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.


Lãnh đạo các sở, ngành bàn giải pháp tháo gớ vướng mắc GPMB các dự án.

Thực hiện dự án đường kết nối QL6 với đường Chi Lăng đã cơ bản hoàn thành công tác kiểm đếm với khoảng 150 hộ dân bị ảnh hưởng, dự kiến số tiền đền bù 8 tỷ đồng (có 267 thửa đất bị ảnh hưởng). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thửa đất nào hoàn thành việc đền bù, GPMB. Nguyên nhân là trong quá trình triển khai, một số hộ dân không nhất trí về phương án đền bù đất 1 vụ lúa và phương án đền bù các tài sản khác trên đất. Đồng thời có 26 hộ đề nghị trích đo lại diện tích nhưng do UBND xã Sủ Ngòi chưa xác định được ranh giới do hiện trạng đất đai thay đổi nên vẫn chưa hoàn thành đo đạc đất cho các hộ dân... Việc ứng mặt bằng thi công cầu Sủ Ngòi gặp khó khăn do nhân dân chưa ủng hộ. Vì chưa GPMB, nên hiện nay mới thi công phần nằm trên đường Chi Lăng, gồm cầu vượt đường quy hoạch và tường chắn. Dự án đang chậm tiến độ khoảng 30 ngày.

Về dự án cầu Hòa Bình 2, có 80 hộ gia đình, tổ chức trong phạm vi GPMB; trong đó, phường Thịnh Lang 13 hộ, 3 tổ chức; phường Đồng Tiến 62 hộ, 2 tổ chức. Có 27 hộ phải bố trí tái định cư (TĐC) và giao đất nơi ở mới. TP Hòa Bình đã công khai phương án đền bù GPMB thuộc địa phận phường Thịnh Lang. Trung tâm Phát triển quỹ đất tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB phía phường Thịnh Lang đối với Công ty TNHH Tuân Lộc nhưng đại diện công ty không nhận tiền. Về thực hiện dự án TĐC cho các hộ dân bị ảnh hưởng, UBND TP Hòa Bình đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án xây dựng hạ tầng khu TĐC. Sở GTVT đã bàn giao đất và tài sản thuộc Trung tâm Đào tạo lái xe hạng A1 cho UBND TP Hòa Bình; dự kiến trong tháng 4 tới sẽ bàn giao đất và tài sản thuộc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới để xây dựng khu TĐC. Hiện, vướng mắc thực hiện dự án là do chưa có đơn giá đất cụ thể nên chưa lập dự toán bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng thuộc địa phận phường Đồng Tiến. Nhiều hộ kiến nghị đơn giá đền bù thấp nên chưa chấp thuận dự toán phương án bồi thường. Việc chậm di dời bãi cát Tuân Lộc làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án. Đến nay, tiến độ thi công đang chậm 40 ngày so với tiến độ tổng thể.

Tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đây là 2 công trình trọng điểm, yêu cầu về thời gian, do vậy đòi hỏi các công việc phải đẩy mạnh và tích cực hơn. 2 dự án đã có chủ trương ưu tiên nguồn lực về kinh phí, nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhất hiện nay là khâu GPMB. Do vậy, các sở, ngành, UBND TP Hòa Bình cần tiếp tục triển khai kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc về tiến độ thực hiện dự án cầu Hòa Bình 2 trong tháng 2/2020, trong đó chú trọng việc thống nhất đơn giá đền bù GPMB. Hiện, đất và tài sản trên đất tại Trung tâm Đăng kiểm và Trung tâm Đào tạo lái xe hạng A1 đã giao cho UBND TP Hòa Bình, vì vậy, thành phố cần đẩy nhanh xây dựng hạ tầng để đón dân TĐC. Ở khu bờ trái, đối với tổ chức bị thu hồi đất cần có biện pháp cho thuê mặt bằng, nếu các tổ chức, hộ dân không chấp hành cần phải có giải pháp mạnh. 

Về dự án đường kết nôi QL6 nối với đường Chi Lăng, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: TP Hòa Bình phối hợp với Sở TN&MT sớm hoàn thành việc đo đạc lại diện tích của các hộ dân. Tập trung giải quyết vướng mắc, nhất là trong việc chi trả bồi thường GPMB đúng quy định và đảm bảo theo nguồn lực để khẩn trương thi công cầu Sủ Ngòi trước khi lũ tiểu mãn về.
 
T.H


Các tin khác


Tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Trước tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã chủ động triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhằm kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

GNI mang khởi sắc cho nông nghiệp Mường Pa

(HBĐT) - Trở lại Mường Pa - một tên gọi khác của vùng các xã Xăm Khòe, Bao La (Mai Châu), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước "bức tranh" kinh tế nông nghiệp trên đà khởi sắc. Như lời đồng chí Hà Thanh Hoàn, Bí thư Đảng ủy xã Bao La thì nông nghiệp vùng Mường Pa đang có sự chuyển dịch tích cực, hộ sản xuất đã tiếp cận tư duy và cách làm mới. Điều này có được với sự can thiệp hỗ trợ của tổ chức Good neingbors (GNI) tại Việt Nam.

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu

(HBĐT) - Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 88/191 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bằng 46% tổng số xã, tăng 25 xã so với năm 2018. Bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã, tăng bình quân 1,76 tiêu chí so với năm 2018; không còn xã dưới 10 tiêu chí. Thành quả này là kết quả của sự vào cuộc đồng bộ, tập trung của cả hệ thống chính trị; sự chung tay, góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân và sự nỗ lực, chủ động cao của người dân.

Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm

Cách đây 4 tháng, khách gửi tiết kiệm từ 1 tháng đến dưới 6 tháng có thể được hưởng lãi lên tới 5,5%, nay chỉ được trả 3,95-4,75%.

Cam quà tặng cao cấp - sản phẩm OCOP 3 sao

(HBĐT) - Với quyết tâm sản phẩm cam phải thực sự khác biệt so với sản phẩm cam thông thường của Cao Phong, HTX 3T nông sản Cao Phong với 3 tiêu chí của trang trại là "3 tốt”: tốt đất, tốt giống, tốt từ tâm. Năm 2019, sản phẩm cam quả - quà tặng cao cấp của HTX đã tham gia thi sản phẩm OCOP và đạt chứng nhận 3 sao cấp tỉnh.

Khó khăn trong thực hiện Chương trình OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, huyện Đà Bắc đặt mục tiêu phấn đấu tiêu chuẩn hóa ít nhất 25% sản phẩm hiện có (khoảng 4 sản phẩm) được công nhận, triển khai thực hiện từ 1 - 2 làng, bản văn hóa du lịch. Tuy nhiên, đến nay, huyện chưa có sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn OCOP. Hành trình đưa sản phẩm của huyện đạt tiêu chuẩn OCOP gặp nhiều khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục