(HBĐT) - Dự án đường kết nối quốc lộ (QL) 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) là dự án nằm trong danh mục các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, có ý nghĩa đặc biệt phát triển KT-XH của tỉnh. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã đề xuất với BTV Tỉnh ủy ưu tiên bố trí đủ vốn, chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc về mặt bằng, chỉ đạo nhà thầu tổ chức thi công bảo đảm chất lượng công trình, phấn đấu hoàn thành dự án vào quý IV/2020.
Nhà thầu triển khai thi công dự án đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình).
Dự án được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 2537/QĐ-UBND, ngày 30/10/2018 và được phê duyệt điều chỉnh tại Văn bản số 1928/QĐ-UBND, ngày 9/9/2019, giữ nguyên tổng mức đầu tư 220 tỷ đồng. Theo thiết kế gồm có tuyến chính dài 738,76 m; tuyến đường gom; 2 vị trí cầu thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, gồm: cầu vượt Sủ Ngòi (km0+278,48) và cầu vượt đường nội thị theo quy hoạch km0+ 422,23 thiết kế đồng bộ với hạ tầng đô thị, được xây dựng đồng bộ với hạ tầng đô thị TP Hòa Bình. Dự án khởi công từ tháng 1/2020, dự kiến hoàn thành trước quý IV/2020.
Chủ đầu tư đã tích cực đôn đốc triển khai thi công, tuy nhiên tiến độ còn chậm so với mục tiêu tiến độ đề ra. Về công tác GPMB, TP Hòa Bình đã kiểm kê tài sản, cây cối, hoa màu trên đất của các hộ dân bị ảnh hưởng, với tổng số 260 hộ, số tiền khoảng 8 tỷ đồng, hiện đã họp công khai đợt 1 cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chấp thuận nút giao đấu nối vào QL 6, theo đó đã tiến hành đo đạc và bổ sung 9 hộ bị ảnh hưởng. UBND tỉnh đã ban hành văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho GPMB.
Đến nay, nhà thầu đã thi công khoan cọc nhồi cầu vượt quy hoạch, đổ bê tông 12/28 cọc khoan nhồi; thi công cọc 35x35 để ép cọc thử (hạng mục tường chắn); trình xin cấp phép thi công điểm nút giao QL 6… đặt mục tiêu hoàn thành vào tháng 9/2020. Tuy nhiên, công tác GPMB còn khó khăn, ảnh hưởng tiến độ triển khai dự án. UBND thành phố chưa phê duyệt đơn giá đất làm cơ sở lập dự toán đền bù. Ngày 12/2/2020, Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên đã hoàn thiện trích đo điều chỉnh diện tích đất, hiện chưa có thông báo thu hồi diện tích đất điều chỉnh cho dự án. Người dân chưa ủng hộ, ứng mặt bằng thi công cầu Sủ Ngòi (có 2/26 hộ dân khiếu nại việc xác định ranh giới, nguồn gốc đất đai). TP Hòa Bình chưa xác định được thời gian bàn giao mặt bằng, đặt biệt là khu vực xây dựng cầu Sủ Ngòi. Bên cạnh đó vẫn phải chờ ý kiến của Bộ NN&PTNT cấp phép thi công điểm nút giao đê Quỳnh Lâm.
Dự án được bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Năm 2019 đã giải ngân 15 tỷ đồng, đến nay, vốn bố trí cho dự án đạt 135 tỷ đồng (còn thiếu khoảng 85 tỷ đồng). Để bảo đảm tiến độ dự án, hoàn thành trước quý IV/2020, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã đề xuất với BTV Tỉnh ủy ưu tiên bố trí đủ vốn là 205 tỷ đồng, lũy kế vốn đạt 220 tỷ đồng. Trong đó, tháng 6/2020 bố trí đủ vốn là 120 tỷ đồng (lũy kế 135 tỷ đồng). Trong quý III/2020 tiếp tục bố trí vốn còn lại là 85 tỷ đồng (lũy kế vốn đạt 220 tỷ đồng).
Hiện nay, chủ đầu tư đã tập trung phối hợp với UBND thành phố và các cơ quan liên quan tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc về GPMB và các thủ tục cần thiết, chỉ đạo nhà thầu tập trung nguồn lực tổ chức thi công các hạng mục công trình theo kế hoạch, phấn đấu hoàn thành dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng. Theo đó đặt mục tiêu: Trong 6 tháng năm 2020, thi công các hạng mục cầu vượt quy hoạch, thi công ép cọc bê tông cốt thép ( 35x35 cm) móng tường chắn, thi công tường chắn, đáp nền đường, thoát nước. Quý III/2020 hoàn thiện các hạng mục còn lại đưa công trình vào khai thác.
L.C
(HBĐT) - Ngày 24/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) quý I, triển khai nhiệm vụ, giải pháp quý II/2020. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Hội Nông dân tỉnh cũng như chính quyền địa phương, các cấp Hội Nông dân huyện Yên Thủy không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, góp phần làm thay đổi nhận thức trong hội viên nông dân, đổi mới phương thức hoạt động, tạo sức mạnh lan tỏa trong nông dân về việc chủ động tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình, đóng góp xây dựng NTM tại địa phương.
(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở Công Thương, tình hình sản xuất công nghiệp trước, trong và sau Tết Nguyên đán ổn định. Các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bắt tay vào thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngay từ những tháng đầu năm với quyết tâm cao hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra.
(HBĐT) - Sau khi sáp nhập thêm huyện Kỳ Sơn vào đơn vị hành chính, TP Hòa Bình đã xây dựng chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 là 529,1 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương 896,321 tỷ đồng.
(HBĐT) - Tính đến hết quý I, toàn tỉnh ước trồng trên 200 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại. Các địa phương tiếp tục gieo ươm, tích cực chăm sóc cây giống các loại, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2020; khai thác 230 ha rừng trồng tập chung, sản lượng 488 nghìn m3 gỗ; 31,3 nghìn ste củi; khai thác cây phân tán được 497 m3; 56,3 nghìn cây bương, tre, luồng; 2 tấn nhựa thông; 18,6 nghìn lá dong; 2,3 tấn măng, 25 tấn dược liệu....