Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện trong 3 tháng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân do ảnh hưởng của dịch COVID-19.



Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện sinh hoạt.

Ngày 1/4, Bộ Công Thương có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án giảm giá điện cho các đối tượng khách hàng sử dụng điện trong ba tháng, từ ngày 1/4 - 1/7, để tháo gỡ khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh do tác động của dịch COVID-19.

Bộ đề xuất giảm giá điện sinh hoạt các bậc thang từ 1 - 4, giữ nguyên giá bậc thang từ 300 kWh trở lên, vì khách hàng tiêu thụ điện ở bậc thang này là những hộ có thu nhập cao, ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Theo Bộ Công Thương, các khách hàng sinh hoạt dưới 300 kWh/tháng sẽ được hỗ trợ trên 10% tiền điện hàng tháng. Các đối tượng này chủ yếu là người lao động, viên chức, công nhân bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Ước tính số tiền hỗ trợ khách sinh hoạt là 2.930 tỷ đồng.

Ngoài điện sinh hoạt, Bộ Công Thương cũng trình Chính phủ giảm giá điện sản xuất, kinh doanh; miễn, giảm giá điện cho các cơ sở phòng dịch. Cụ thể, giá điện sản xuất, kinh doanh cũng sẽ hạ 10% trong ba tháng, từ ngày 1/4 đến ngày 1/7. Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện ở các khung giá: Cao điểm, bình thường và thấp điểm với mức giảm 10% so với biểu giá tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.

"Ưu điểm của phương án trên là tất cả các khách hàng sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp lớn sản xuất 3 ca hay các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất 1 ca, đều được hỗ trợ tiền điện. Tổng số tiền hỗ trợ các hộ sản xuất và kinh doanh là 6.104 tỷ đồng, tương ứng doanh thu của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN giảm 6.104 tỷ đồng”, văn bản Bộ Công Thương nêu rõ.

Cùng với đó, các cơ sở lưu trú khách sạn cũng được giảm về bằng với giá điện sản xuất từ tháng 4. Ước tính, số tiền hỗ trợ các cơ sở lưu trú du lịch từ tháng 4/2020 là 1.840 tỷ đồng.

Bộ Công Thương cũng đề xuất miễn tiền điện cho khách hàng sử dụng điện là cơ sở cách ly, khám chữa tập trung chỉ liên quan đến dịch COVID-19 và giảm 20% giá điện cho các cơ sở khám chữa bệnh có thực hiện khám, xét nghiệm và điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 và các khách sạn được sử dụng để cách ly.

Theo phương án giảm giảm giá điện do Bộ Công Thương đề xuất ở trên, tổng số tiền miễn, giảm giá điện vì COVID-19 ước tính gần 11.000 tỷ đồng, doanh thu của EVN năm 2020 cũng sẽ giảm gần 11.000 tỷ đồng. Việc giảm giá điện trong thời gian dịch bệnh kéo dài, phức tạp có ý nghĩa an sinh xã hội lớn, phần nào giúp các hộ gia đình bớt nỗi lo tăng chi phí.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chỉnh phủ, Bộ Công Thương cũng dẫn đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan việc này. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bãi bỏ quy định khung giờ cao điểm bán điện (9 giờ 30 phút - 11 giờ 30 phút), thu hẹp bậc thang biểu tính giá điện, trước mắt nghiên cứu giảm 50% giá điện giờ cao điểm từ tháng 3 đến tháng 10/2020; áp dụng giá điện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch bằng với mức giá điện áp dụng cho các cơ sở kinh doanh khác.

Với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương cho rằng, khoản tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp là gần 20.000 tỷ đồng, tương ứng với khoản giảm doanh thu lớn của EVN. Phương án giảm 50% giá điện giờ cao điểm cũng có thể dẫn đến việc không khuyến khích tiết kiệm điện và giờ cao điểm, trong khi hệ thống đang có nguy cơ thiếu công suất vào giờ cao điểm. Một nhược điểm nữa là trong số 1,6 triệu khách hàng là các hộ sản xuất thì có tới 1 triệu khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất 1 ca trong giờ hành chính. Từ những phân tích trên, Bộ Công Thương nhận định nếu chỉ giảm giá vào giờ cao điểm, thì các doanh nghiệp nhỏ này cũng không được hưởng sự hỗ trợ của việc điều chỉnh này.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Hợp tác xã - mắt xích thúc đẩy phát triển kinh tế ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Năm 2019, huyện Tân Lạc có 38 HTX, doanh thu đạt 24,5 tỷ đồng; doanh thu bình quân 1 HTX đạt 766 triệu đồng, lợi nhuận bình quân đạt 140 triệu đồng/HTX. Số HTX hoạt động hiệu quả đạt 177,8% kế hoạch. Với những kết quả đạt được, HTX là mắt xích quan trọng trong mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho địa phương.

Quý I, doanh thu du lịch giảm 48% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, huyện Cao Phong đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai phun khử khuẩn và các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn huyện.

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt trên 2.200 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, ước đến hết tháng 3, tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh toàn ngành đạt trên 2.200 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ (nông nghiệp 1.840 tỷ đồng, lâm nghiệp 304 tỷ đồng, thủy sản 64 tỷ đồng; tốc độ tăng tương ứng 3,3%, 4,5%, 6%).

Tìm giải pháp đạt “mục tiêu kép” phát triển KT-XH và phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện nhằm giữ tăng trưởng kinh tế ổn định, bảo đảm đời sống Nhân dân trước tác động ngày càng gia tăng của dịch Covid-19.

Phòng trừ các đối tượng gây hại trên cây có múi

(HBĐT) - Tại một số địa phương ghi nhận các đối tượng đã phát sinh, đang bắt đầu gây hại trên cây ăn quả có múi như: rệp, bọ trĩ, nhện nhỏ, bệnh loét, sẹo, sâu vẽ bùa… Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) đã ban hành các văn bản khuyến cáo, chỉ đạo Trạm TT&BVTV các huyện, thành phố kịp thời hướng dẫn nông dân biện pháp phòng trừ đối tượng gây hại cho cây trồng.

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt trên 164 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thủy, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quý I trên địa bàn huyện ước thực hiện 164,46 tỷ đồng (theo giá cố định 2010), đạt 24,6% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục