(HBĐT) - Ngày 30/3, UBND tỉnh ban hành Công văn số 466/UBND-NNTN về việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19. UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:



UBND tỉnh yêu cầu trong thời gian tới, các huyện, thành phố cần tăng tỷ lệ thịt hơi được chăn nuôi theo hình thức trang trại. (Ảnh chụp tại xã Thống Nhất - Lạc Thủy).

Những tháng còn lại của năm 2020, ngành nông nghiệp cần tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm đảm bảo các mục tiêu đề ra.

Cụ thể, rà soát, đánh giá và đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh nông sản. Theo đó,đảm bảo diện tích gieo trồng cây hàng năm theo kế hoạch.Nâng cao giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác đất trồng trọt.Mở rộng diện tích và tăng cường thâm canh cây ăn quả có múi.Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo phòng trừ sâu bệnh hại; sử dụng nước tiết kiệm phục vụ sản xuất và sinh hoạt...

Tăng quy mô tổng đàn vật nuôi, đảm bảo: tổng sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng; tỷ lệ cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn dịch bệnh; tỷ lệ thịt hơi được chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp theo kế hoạch...

Đẩy mạnh thâm canh nuôi trồng thủy sản, đảm bảo sản lượng nuôi trồng và khai thác. Phát triển nuôi cá lồng trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện; hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cá sông Đà.

Đảm bảo nước tưới tiêu chủ động cho 85% diện tích cây hàng năm; 1,2 nghìn ha mặt nước kết hợp nuôi trồng thủy sản.Thực hiện đồng bộ các giải pháp chống hạn, tưới nước tiết kiệm và hiệu quả...

Phát triển mạnh hơn cơ giới hóa và công nghiệp chế biến,tăng cường ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Thu hút đầu tư chế biến, bảo quản nông sản.

Triển khai hiệu quả Kế hoạch xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, tăng cường kiểm soát chất lượng và giá cả.Khuyến khích phát triển thương mại tư nhân. Chú trọng phát triển thị trường nội địa...Phát triển sản phẩm lợi thế từng địa phương theo chương trình OCOP...

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức SX-KD trong nông nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp; phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình. Tăng cường sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn...

Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố và ngành chức năng tập trung phát triển hạ tầng nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.Đồng thời tăng cường các biện pháp đảm bảo VSATTP; thực hiện hiệu quả Chương trình giám sát chất lượng và VSATTP. Kịp thời phát hiện và giải quyết tốt những sự cố mất ATTP. 

 

H.N (TH)


Các tin khác


Doanh nghiệp ngóng nguồn vốn ưu đãi lãi suất để duy trì hoạt động

Theo VASEP hầu hết các doanh nghiệp thủy sản ở cả 3 nhóm hàng, tôm, cá tra và hải sản khai thác đều đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính do doanh nghiệp thu hồi tiền hàng từ khách hàng chậm.

Công ty Điện lực Hòa Bình cách ly Trung tâm Điều khiển xa để phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, từ ngày 1-15/4, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) thực hiện cách ly 20 cán bộ, nhân viên của Trung tâm Điều khiển xa (TTĐKX) để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định và liên tục.

Ngân hàng giảm lương, tung các gói cho vay ‘cứu’ doanh nghiệp

Một số ngân hàng vừa có kế hoạch giảm hàng loạt chi phí như Lương cán bộ, nhân viên, chấp nhận hy sinh lợi nhuận và tung gói tín dụng hàng chục nghìn tỷ đồng "cứu” doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Đổi thay Thung Rếch

(HBĐT) - "Đời sống của người dân vùng thung ngày trước khó khăn lắm, cơm không đủ ăn, người dân hầu hết không biết chữ vì không có điều kiện học hành, nay đã trở thành vùng đất màu mỡ, trù phú, là vùng quê đáng mơ ước, đã có các tổ chức, cá nhân nghiên cứu đầu tư" - đồng chí Bạch Đức Dục, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tú Sơn (Kim Bôi), nguyên Bí Thư Đảng ủy xã chia sẻ.

Thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, kết nối

(HBĐT) - Đảng bộ Sở GTVT có 13 chi, Đảng bộ trực thuộc với hơn 120 đảng viên tham gia sinh hoạt. Bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, BTV Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Sở GTVT đã xây dựng kế hoạch cụ thể, tập trung chỉ đạo đại hội Đảng bộ các cấp, đồng thời lãnh đạo hoàn tốt nhiệm vụ chính trị, tham mưu huy động tốt các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng GTVT.

Huyện Đà Bắc tập trung triển khai công tác trồng rừng

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có tổng diện tích rừng 47.143,24 ha, trong đó, rừng tự nhiên 31.458,04 ha, rừng trồng 15.685,20 ha. Thời gian qua, trồng rừng trở thành một trong những nghề tạo việc làm, mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhờ phát triển kinh tế rừng, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ khai thác. Chính vì vậy, công tác trồng rừng được cấp ủy, chính quyền huyện Đà Bắc quan tâm, đầu tư, vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục