Diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế đã ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của nhiều địa phương. Tuy nhiên, với những giải pháp kịp thời, phù hợp, thu ngân sách của huyện Yên Thủy đã có những tín hiệu khả quan.
Huyện Yên Thủy phối hợp với chủ đầu tư phát triển dự án nhà ở đô thị nhằm góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, tạo nguồn thu ngân sách. Ảnh chụp tại Dự án khu đô thị Dhome.
Đồng chí Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Yên Thuỷ cho biết: Theo kế hoạch, năm 2023, huyện phấn đấu thu ngân sách đạt 180 tỷ đồng. Trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, thách thức, để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo quyết liệt các ngành tập trung cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp thân thiện môi trường; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; nâng cao năng suất lao động; tăng cường thu hút đầu tư, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện mục tiêu đó, Yên Thuỷ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư, tăng cường phân cấp quản lý và làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đồng hành cùng nhà đầu tư, đồng thời tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng… Với việc đẩy mạnh cải cách TTHC, đặc biệt là các TTHC về đất đã giúp Yên Thủy là một trong ít huyện kịp thời triển khai việc đấu giá quyền sử dụng đất (SDĐ). Tính đến hết quý III, tổng thu ngân sách huyện đạt 86,399 tỷ đồng, đạt 132,4% dự toán UBND tỉnh giao. Ước thực hiện đến cuối năm 194,2 tỷ đồng, đạt 107,9% so với kế hoạch.
Để triển khai công tác đấu giá đất, đồng chí Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện phối hợp với các cấp, ngành liên quan, các đơn vị tư vấn xây dựng kế hoạch SDĐ theo từng giai đoạn, qua đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch SDĐ theo từng năm. Trong quá trình thực hiện, huyện triển khai rà soát các danh mục SDĐ tại tất cả các xã, thị trấn, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện. Thông qua việc đấu giá, người dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính được tạo điều kiện thuận lợi cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ.
Xác định thuế và phí là nguồn thu quan trọng trong NSNN, thời gian qua, huyện Yên Thuỷ đã chú trọng rà soát các nguồn thu, chống thất thu NSNN. Nhiệm vụ này được thực hiện quyết liệt trên nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xem đây là vấn đề quan trọng góp phần vào việc hoàn thành dự toán thu NSNN, đồng thời tạo nên sự công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế. Trong quá trình thực hiện, huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tập trung thanh tra, kiểm tra các trường hợp tiềm ẩn gian lận trốn và lậu thuế.
Cùng với tăng cường công tác tuyên truyền, các ngành liên quan triển khai đồng bộ giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn thu, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, kê khai nộp thuế chậm... Thông qua công tác chống thất thu thuế, nhiều đối tượng trốn thuế đã được kiểm tra, xử lý đúng pháp luật. Ngoài việc tăng thu cho NSNN, từ kết quả xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về lĩnh vực thuế, công tác chống thất thu NSNN đã nâng cao kỷ cương chấp hành pháp luật thuế, đảm bảo công bằng xã hội về nghĩa vụ thuế trên địa bàn; ý thức, trách nhiệm của người nộp thuế trong việc đăng ký, kê khai, nộp thuế ngày càng đi vào nề nếp.
Tiếp tục giai đoạn nước rút thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, huyện Yên Thủy chỉ đạo các ngành chức năng rà soát nắm chắc diễn biến của thị trường, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn; thực hiện tốt công tác phân tích, đánh giá khả năng nộp tiền nợ thuế của từng doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ các khoản nợ, nợ đến hạn để đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khoản nợ mới phát sinh.
Đinh Hòa
Chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn là việc triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi phục vụ trồng trọt, thủy sản và lâm nghiệp. Những năm gần đây, ở Việt Nam, việc áp dụng mô hình này đã nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm nông nghiệp, tận dụng đầu ra của chăn nuôi tạo nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt, làm thức ăn cho gia súc.
Những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các giải pháp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 51,1 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 18%.
Những năm qua, việc sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được xem như "chìa khoá” cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống để giảm nghèo bền vững.
Cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù là chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp những người lầm lỡ làm lại cuộc đời. Chính sách đi vào cuộc sống là sự động viên, tạo động lực để giúp những người lầm lỡ có vốn phát triển kinh tế, từng bước tái hoà nhập cộng đồng.
Trong 10 tháng năm 2023, đã có 22.398 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Từ đầu năm đến nay, toàn chi nhánh đã thực hiện giải ngân đối với 13 chương trình tín dụng, doanh số cho vay đạt hơn 888,6 tỷ đồng. Hiện, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.553,5 tỷ đồng/125.890 khách hàng còn dư nợ.
Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, thực hiện chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã giải ngân 92,7 tỷ đồng cho 1.953 lượt hộ được vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ chương trình tín dụng này đạt hơn 685 tỷ đồng, với hơn 17,2 nghìn khách hàng còn dư nợ.