Với những chính sách quan trọng nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, hiện, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 51%. Kinh tế rừng đóng góp tỷ trọng tương đối lớn trong kinh tế của tỉnh.


Nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng sản xuất, người dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc xây dựng mô hình 
vườn ươm khép kín cung cấp giống cây trồng cho các hộ dân. Ảnh: p.v

Theo báo cáo của UBND tỉnh, toàn tỉnh có 237.299,32 ha rừng (rừng tự nhiên 141.614,03 ha, rừng trồng 95.685,29 ha); 60.713,68 ha đất mới trồng rừng. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 51,69%; trong đó, diện tích có rừng sản xuất 132.817,79 ha (bao gồm 28.256,99 ha rừng tự nhiên; 78.531,69 ha rừng trồng; 26.029,11 ha rừng mới trồng chưa thành rừng); đất chưa có rừng 16.611,22 ha. 

Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh trồng được trên 21.470 ha rừng, bình quân mỗi năm trồng gần 7.157 ha, trong đó trên 95% rừng trồng được sử dụng giống đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, được mua hoặc sản xuất từ các nguồn giống, vật liệu giống được công nhận. Diện tích này có điều kiện quan trọng tiên quyết để trở thành rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Diện tích chuyển hóa từ cây gỗ nhỏ sang rừng cây gỗ lớn ngày càng tăng. Theo số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2022, diện tích rừng sản xuất là rừng trồng trên 78.531 ha (không bao gồm diện tích rừng trồng từ năm 2020 - 2022 do chưa đủ tiêu chí thành rừng), trong đó, rừng trồng đã chuyển hóa thành rừng gỗ lớn 10.019 ha (diện tích rừng từ 8 năm tuổi trở lên, có đường kính và chiều dài đảm bảo quy định là gỗ lớn theo tiêu chuẩn Việt Nam). Mặt khác, có 68.512 ha rừng trồng (từ tuổi 3 - 7), gồm: 54.810 ha (chiếm 80%) rừng trồng được sử dụng giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, được mua hoặc sản xuất từ các nguồn giống, vật liệu giống được công nhận, đây là diện tích rừng có tiềm năng để áp dụng kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng và các biện pháp kỹ thuật, thâm canh sẽ trở thành rừng trồng kinh doanh gỗ lớn trong tương lai; còn lại 13.702 ha (chiếm 20%) rừng trồng do người dân tự sản xuất giống hoặc mua giống trôi nổi từ các tỉnh, không rõ nguồn gốc, thực hiện biện pháp trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ. Hiện tượng khai thác rừng non được giảm dần qua các năm.

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, đạt được kết quả trên là do tỉnh đã triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm  phát triển tài nguyên rừng, trong đó đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện Nghị quyết, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân và các chủ rừng sử dụng giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng đưa vào trồng rừng, đồng thời áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng, nuôi dưỡng tỉa thưa rừng.

Để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm gỗ, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, các doanh nghiệp đã chủ động liên kết với chủ rừng, người dân để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bền vững phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Các sở, ngành, các huyện, thành phố đồng hành cùng doanh nghiệp trong triển khai xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Đến nay, toàn tỉnh có trên 16.000 ha rừng trồng đã được cấp chứng chỉ FSC tập trung tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, Công ty TNHH Sơn Thủy, Công ty BVN Hòa Bình. Diện tích rừng sản xuất là rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 53%. 

Theo đánh giá của UBND tỉnh, hiện nay, nhận thức của chính quyền cơ sở và người dân về phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh rừng trồng gỗ lớn có sự chuyển biến tích cực. Một số huyện, thành phố sử dụng kinh phí địa phương để xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn, đã lan tỏa, nhân rộng trong nhân dân như: mô hình trồng cây Tông dù ở huyện Mai Châu;trồng keo tai tượng Úc ở các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc... Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh rừng gỗ lớn chu kỳ 10 - 12 năm, sản lượng đạt 150 -200  m3/ha cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/ha; lợi nhuận thu về cao hơn nhiều rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ. Năng suất rừng trồng từ năm 2020 trở về trước bình quân đạt 12  m3/ha/năm, đến năm 2022 bình quân đạt 16  m3/ha/năm, tăng 4  m3/ha/năm; sản lượng gỗ bình quân năm 2022 là 80 m3/ha/chu kỳ 5 năm; giá trị thu được bình quân trên 1 ha tăng 1,33 lần so với năm 2020. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, người dân vươn lên làm giàu từ kinh doanh rừng gỗ lớn, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa của tỉnh có đời sống còn nhiều khó khăn. Tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực lâm nghiệp trong ngành NN&PTNT năm 2020 là 9,37% và tăng lên 11,11% năm 2022.

Mục tiêu đến năm 2025 đóng góp 16% và đến năm 2030 đóng góp 20% tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh ta xác định tiếp tục khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp, tập trung xây dựng, hình thành chuỗi liên kết giá trị lâm nghiệp; liên doanh liên kết, trao đổi, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng rừng, đất rừng, thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ đất lâm nghiệp, tạo ra các vùng sản xuất có quy mô lớn. Thực hiện hiệu quả chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, tham gia tích cực vào thị trường cacbon, phát triển du lịch sinh thái, ứng dụng hiệu quả các mô hình nông lâm kết hợp, phát triển kinh tế dưới tán rừng, lâm sản ngoài gỗ để tăng nguồn thu cho lâm nghiệp có điều kiện đầu tư phát triển rừng. 

Đinh Hòa


Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục