Dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam tới đây của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến, hai bên sẽ ký nhiều văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp triển khai hợp tác hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Riêng năm nay, Trung Quốc đứng thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng mức hơn 3 tỷ USD, nhưng dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, chiếm 22%.
Lãnh đạo Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc - ASEAN cho rằng hợp tác đầu tư và ngoại thương Trung Quốc - Việt Nam ngày càng lành mạnh khi xuất siêu của Trung Quốc sang Việt Nam giảm và Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hàng Việt Nam, tăng đầu tư sang Việt Nam. Ngành nghề đầu tư cũng ngày càng phù hợp với chủ trương khuyến khích đầu tư công nghệ cao của Chính phủ Việt Nam.
"Vành đai Con đường, sự kêu gọi đầu tư từ 2 Đảng 2 nước như điện tử, hợp tác kinh tế xanh, kinh tế kỹ thuật số, nông nghiệp... nên doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư ở Việt Nam ngày càng nhiều", ông Hứa Ninh Ninh, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc - ASEAN, cho biết.
Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Môi trường đầu tư hấp dẫn, nguồn lao động dồi dào, kết nối vận chuyển hàng hóa giữa 2 nước láng giềng thuận lợi, Việt Nam ưu tiên chính sách chuyển đổi xanh chính là yếu tố khiến các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh mở rộng đầu tư sang Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với xu thế các nước lớn đầu tư mạnh sang láng giềng cũng như nội khối khi cả Trung Quốc - Việt Nam đều là thành viên RCEP, Trung Quốc - ASEAN đối tác thương mại số 1 của nhau.
"Quan hệ tốt hỗ trợ nhiều cho hiệu quả đầu tư. Chúng tôi mở nhà máy hàng nghìn công nhân để xuất khẩu hàng may mặc cao cấp từ Việt Nam. Ngoài lợi nhuận, chúng tôi cũng mong muốn góp sức cùng sự phát triển của Việt Nam", ông Tiền Chấn Hoành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn may mặc Hoa Lợi Đạt - Trung Quốc, cho hay.
"Quan hệ chính trị giữa 2 nước không ngừng cải thiện càng thúc đẩy, trở thành động lực để phát triển kinh tế thương mại hợp tác đầu tư giữa 2 nước càng mật thiết hơn. Nông sản Việt Nam cũng ngày càng được đẩy mạnh bán sang thị trường Trung Quốc", Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định.
Kể từ khi hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển ngày càng thực chất và toàn diện, trong đó kinh tế thương mại đầu tư là một điểm sáng. Qua 15 năm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ mức 2 tỷ USD lên 25 tỷ USD hiện nay.
Cùng với nhiều chuyến thăm cấp cao giữa 2 bên, giao lưu nhân dân về văn hóa, thể thao, quốc phòng, môi trường đầu tư hấp dẫn... là nền tảng để các doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tự tin thúc đẩy hợp tác đầu tư.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài khai thác thị trường năng động 100 triệu dân của Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam cũng là mở cửa sang ASEAN và thế giới.
Theo VTV.VN
Với mục tiêu tăng 10% giá trị xuất khẩu nông sản so với năm 2022, ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực cùng các ngành, đơn vị, các doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất nông sản trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa thị trường, tạo sức bật đối với những mặt hàng thế mạnh để bứt phá ở những tháng cuối năm.
Kết quả của tăng trưởng kinh tế được đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào việc giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC). Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đầu tư công sẽ tạo đà vững chắc cho phục hồi và phát triển KT-XH sau ảnh hưởng nặng nề, chưa có trong tiền lệ của đại dịch Covid-19. Do đó, đẩy mạnh giải ngân VĐTC, nhất là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với tăng tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng.
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 đang mở ra cơ hội nâng cao đời sống vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Mai Châu nói riêng. Từ khi Nghị định số 28/2022/NĐ-CP được ban hành, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mai Châu đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền để chỉ đạo quyết liệt việc rà soát, phê duyệt danh sách các đối tượng và giải ngân nguồn vốn vay.
Chiều 8/12, tại huyện Cao Phong, Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và 60 doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh.
Các dự án điện gió ở Đắk Nông khi hoàn thành sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia trên 1 tỷ kWh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2023, UBND tỉnh giao chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) cho huyện Yên Thủy là 65,2 tỷ đồng, trong đó thu từ thuế, phí và các khoản thu khác 55,2 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất (SDĐ) 10 tỷ đồng. HĐND huyện giao chỉ tiêu thu ngân sách 180 tỷ đồng, trong đó thu từ thuế, phí và thu khác (không tính tiền SDĐ) 55,9 tỷ đồng, thu tiền SDĐ 124,1 tỷ đồng.