Năm 2023, nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên nông dân thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo, chỉnh trang nhà ở, ao, vườn. Bên cạnh đó, Hội hướng dẫn thành lập các mô hình kinh tế, các tổ hợp tác, hợp tác xã, các nhóm đồng sở thích, duy trì hoạt động của liên nhóm sản xuất; tiếp tục vận động nông dân tích cực tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Nông dân thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong chăm sóc cây cam theo quy trình VietGAP.
Trong năm, các cấp Hội Nông dân đã hướng dẫn, thành lập mới 14 hợp tác xã trồng mía, nuôi ong, may, nông, lâm, thủy sản... với 189 thành viên; thành lập 105 tổ hợp tác chăn nuôi gà, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, trồng hành tăm... với 1.260 thành viên; thành lập 27 chi hội nông dân nghề nghiệp với gần 500 hội viên tham gia.
Nhằm giúp nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, trong năm, các cấp Hội đã hỗ trợ 7.400 cây giống cho hội viên; hỗ trợ bao bì và tem truy xuất nguồn gốc cho các nhóm sản xuất hữu cơ với tổng giá trị 70 triệu đồng. Cùng với đó, Hội tín chấp, cung ứng cho nông dân trên 2.700 tấn phân bón các loại; trên 3.500 tấn hạt giống các loại; trên 1.360 tấn thức ăn chăn nuôi; 149 tấn thuốc bảo vệ thực vật... tổng trị giá trên 83.165 triệu đồng.
P.V
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương cho biết, ngành hàng sầu riêng của tỉnh có nhiều cơ hội, tiềm năng để tạo giá trị gia tăng cao với diện tích đứng đầu cả nước, chất lượng sầu riêng Đắk Lắk thơm ngon, có tiếng trên thị trường trong và ngoài nước.
Với mục tiêu tăng 10% giá trị xuất khẩu nông sản so với năm 2022, ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực cùng các ngành, đơn vị, các doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất nông sản trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa thị trường, tạo sức bật đối với những mặt hàng thế mạnh để bứt phá ở những tháng cuối năm.
Kết quả của tăng trưởng kinh tế được đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào việc giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC). Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đầu tư công sẽ tạo đà vững chắc cho phục hồi và phát triển KT-XH sau ảnh hưởng nặng nề, chưa có trong tiền lệ của đại dịch Covid-19. Do đó, đẩy mạnh giải ngân VĐTC, nhất là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với tăng tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng.
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 đang mở ra cơ hội nâng cao đời sống vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Mai Châu nói riêng. Từ khi Nghị định số 28/2022/NĐ-CP được ban hành, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mai Châu đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền để chỉ đạo quyết liệt việc rà soát, phê duyệt danh sách các đối tượng và giải ngân nguồn vốn vay.
Chiều 8/12, tại huyện Cao Phong, Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và 60 doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh.
Các dự án điện gió ở Đắk Nông khi hoàn thành sẽ đóng góp cho lưới điện quốc gia trên 1 tỷ kWh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.