Với sự hỗ trợ đa chiều từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ khó khăn trên địa bàn tỉnh đã vững bước trên hành trình thoát nghèo. Vốn chính sách không chỉ giúp họ thoát nghèo, mà không ít hộ đã vươn lên làm giàu.


Người dân xã Nuông Dăm (Kim Bôi) sử dụng hiệu quả vốn chính sách  để phát triển kinh tế, vượt lên khó khăn.

Những năm qua, vốn chính sách đã phủ đến tất cả các miền quê trong tỉnh, trở thành cứu cánh cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ mạnh dạn vay vốn, chịu khó làm ăn nên nhiều hộ đã thực sự vượt lên khi nhận được sự hỗ trợ đa chiều của tín dụng chính sách. Hai mươi năm trước, gia đình chị Quách Thị Huyền, thôn Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) bắt đầu hành trình vượt lên nghèo đói với 3 triệu đồng vay từ NHCSXH. Với gia đình chị Huyền, vào thời điểm đó  là số vốn lớn, giúp gia đình mua được con giống để phát triển chăn nuôi. Nhờ sự cần cù,    chịu khó, những đồng vốn này được gia đình chị sử dụng hiệu quả. Chị Huyền chia sẻ: Sau khi tất toán khoản vay, gia đình lại được NHCSXH cho vay khoản mới, mức vay cao hơn. Nhờ đó gia đình có vốn để tiếp tục phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao hơn. 

Từ khoản vay 3 triệu đồng ban đầu và sự hỗ trợ liên tục từ NHCSXH, đến nay, gia đình chị Huyền đã xây dựng được trang trại chăn nuôi lợn, gà rộng 1 ha. Từ hộ nghèo, sau 20 năm vay vốn, gia đình chị đã có thu nhập cao, ổn định. Được biết, hiện nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn xã Nuông Dăm đạt trên 17 tỷ đồng, với trên 500 hộ còn dư nợ. Là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH là động lực quan trọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở xã vùng sâu này. 

Đối với huyện nghèo Đà Bắc, những năm qua, không ít hộ dân cũng đã thoát nghèo nhờ tín dụng chính sách. Như gia đình ông Bàn Văn Toàn, xóm Tằm, xã Cao Sơn, 3 năm trước được vay 40 triệu đồng từ NHCSXH đã quyết định đầu tư chăn nuôi trâu vỗ béo. Với thời gian vỗ béo từ 3 - 5 tháng, mỗi con trâu đem lại khoản thu không nhỏ cho gia đình ông Toàn. Đến nay, gia đình ông nuôi gần chục con trâu. "Ở vùng nông thôn nên kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, trước đây gia đình gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn. Rất may được NHCSXH tạo điều kiện, gia đình đã được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi trâu. Đến nay cơ bản có được thu nhập ổn định hơn trước”, ông Toàn chia sẻ.  

 Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, từ đầu năm đến nay, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được truyền tải kịp thời đến 27.527 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó, các chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp tục là những chương trình có dư nợ tăng trưởng cao, với doanh số cho vay đạt trên 451 tỷ đồng cho hơn 8,8 nghìn lượt hộ vay vốn. Thông qua tín dụng chính sách đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong 11 tháng qua, đã có 7.050 lao động được tạo việc làm; 101 căn nhà được xây dựng; 128 học sinh, sinh viên được vay vốn; 92 trường hợp được vay vốn đi xuất khẩu lao động; 17.140 công trình nước sạch và công trình vệ sinh quy mô hộ gia đình được  xây dựng.

Viết Đào



Các tin khác


Kinh nghiệm xây dựng nông mới kiểu mẫu ở xã Yên Trị

Năm 2011, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng II, sau 10 năm Yên Trị trở thành xã NTM kiểu mẫu của tỉnh.

Hết năm 2023, có 79/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Tính đến hết tháng 11/2023, toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 56,6%, trong đó có 28 xã NTM nâng cao; 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 60 khu dân cư kiểu mẫu, 174 vườn mẫu. Bình quân tiêu chí NTM toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã. Có 3 địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là: TP Hòa Bình và 2 huyện Lương Sơn, Lạc Thủy. Hiện nay, các địa phương tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM.

Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.

Dấu ấn công tác khuyến công

Năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (KC&TVPTCN), Sở Công Thương đã triển khai nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, không chỉ tiếp sức, tạo động lực cho các doanh nghiệp (DN), cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc làm… mà còn đóng góp mạnh mẽ vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của địa phương.

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Việt Nam hiện đang tham gia 19 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; trong đó có 16 hiệp định đã ký kết chính thức và 3 hiệp định đang tiến hành đàm phán. Đây là thuận lợi lớn cho ngành nông nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức trong tuân thủ cam kết bắt buộc áp dụng cùng các quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) khi xuất khẩu hàng hóa.

Lãi suất tiết kiệm thấp chưa từng có

Lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm ở nhiều ngân hàng. Thấp nhất toàn hệ thống được ghi nhận tại Vietcombank.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục