Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 960-KL/TU về việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình.



Cá sông Đà là một trong những nông sản chủ lực của tỉnh góp phần mang lại thu nhập cho người dân vùng lòng hồ. Ảnh: Người dân xóm Bích Trụ, xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình phát triển nghề nuôi cá lồng.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Tập trung thúc đẩy xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực của tỉnh (không qua chế biến) gồm: mía, cam Cao Phong, bưởi, rau sạch, sắn, măng, cây dược liệu, gỗ rừng trồng và sản phẩm lâm sản; cá sông Đà.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 9/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Kêu gọi thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh. Tập trung chỉ đạo thực hiện tháo gỡ rào cản, vướng mắc về đất đai, hạ tầng, áp dụng những cơ chế thuận lợi, nhất là về thuế, vốn mà Nhà nước đã ban hành để doanh nghiệp, hợp tác xã yên tâm đầu tư sản xuất.

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin đối với khách hàng và đối tác quốc tế.

Nghiên cứu xây dựng 1 trung tâm logistics của tỉnh, đồng thời hoàn thiện các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai để đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, kho bãi, kho lạnh và dịch vụ logistics đảm bảo quá trình vận chuyển và bảo quản hiệu quả, giảm thiểu hao hụt và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Xây dựng kế hoạch hàng năm, đồng thời tổ chức có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường quốc tế thông qua các hoạt động hội chợ, tuần lễ, hội nghị đầu tư... Thúc đẩy xuất khẩu bền vững thông qua chiến lược maketting sâu rộng, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phảm nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh.

Huy động các nguồn vốn bố trí kinh phí để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng các cơ sở bảo quản nông, lâm sản, hỗ trợ phát triển vùng sản xuất, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, các chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường quôc tế...

Đ.H (TH)

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục